- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.2. Tương quan giữa triglyceride và các xét nghiệm khác
Ở các đồ thị 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 chúng tôi nghiên cứu mối tương quan giữa rối loạn TG với MLCT, Hb máu, protide máu và Protein niệu ở bệnh nhân suy thận mạn thì thấy rằng TG không tương quan với MLCT, protein niệu (p > 0,05), nhưng đối với Hb máu và protide máu, TG có sự tương quan nghịch (p < 0,05); và có tương quan nghịch giữa TG với Hb máu (r = - 0,256; p = 0,019); đồng thời tương quan nghịch với protide máu (r = - 0,261, p = 0,010). Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu. Theo tác giả Bergesio F. khi nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận mạn nhận thấy rằng creatinine huyết thanh tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ TG (r = 0,410; p < 0,001) [25]. Mulner và cộng sự đã khẳng định vai trò quan trọng của rối loạn lipoprotein đối với bệnh lý thận và tác động lên tiến triển của bệnh thận. Và cho thấy nồng độ TG cao, HDL - C và HDL2 - C thấp liên quan với tăng nguy cơ của tăng creatinine máu có ý nghĩa thống kê. Nồng độ TG tiên đoán một sự mất chức năng thận [32]. Và một nghiên cứu khác cũng cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa giữa tăng TG, VLDL và ApoB với tốc độ tiến triển của suy thận trên 34 bệnh nhân được theo dõi trong 3 năm [38]. Điều này một lần nữa chứng minh rằng ở bệnh nhân suy thận mạn, rối loạn thành phần TG là rối loạn đặc trưng nhất của lipide, phù hợp với kết luận type thường gặp theo phân loại của Fredrickson trong suy thận mạn là typ IV. Song song với sự suy giảm chức năng thận, quá trình dị hóa TG giảm đáng kể và từ đó làm tăng TG là cơ chế mà nhiều tác giả đã chứng minh [30], [37], [38], [44].