Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 31 - 34)

- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner

1.6.2. Nghiên cứu trong nước

Từ nhiều năm nay đã có một số công trình nghiên cứu về lipide ở người bình thường được công bố và thời gian gần đây các nghiên cứu về rối loạn lipoprotein trên người bệnh nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp hay đái tháo đường nhiều tác giả Việt Nam đề cặp đến.

- Hà Hùng (2002), Nghiên cứu một số chỉ số lipide máu trong hội chứng thận hư tiến triển ở trẻ em. Cho thấy rối loạn lipide tăng cao, sau điều trị có giảm nhiều và có mối tương quan với protide máu, protein niệu [13].

- Nghiên cứu của Định Minh Tân cho thấy BN đột quỵ thiếu máu có hội chứng chuyển hóa rất cao chiếm 50,9% trường hợp; các phối hợp thường gặp nhất trong hội chứng chuyển hóa là tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng triglyceride; kiểu phối hợp 4 yếu tố thường gặp trong hội chứng này là tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm HDL-C, tăng đường huyết [34].

- Lê Văn An (2004), Nghiên cứu thay đổi lipide trong quá trình điều trị hội chứng thận hư cho thấy nhóm điều trị với lipanthyl các thông số lipide giảm hơn nhóm không điều trị ở nồng độ TC, LDL-C với sự khác biệt (P < 0,001). TC, LDL-C, TG, tương quan thuận chặt chẽ với protein niệu và tương

quan nghịch với protide máu, albumine máu (p < 0,01), HDL-C tương quan thuận protide máu và albumin máu (p < 0,05) [2].

- Đinh Thị Kim Dung (2003). Nghiên cứu rối loạn lipoprotein huyết thanh ở bệnh nhân STM. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân dưới 45 tuổi bị STM, điều trị bảo tồn và thận nhân tạo chu kỳ cho thấy các thành phần lipoprotein huyết thanh rối loạn rõ cả về nồng độ và tỉ lệ. Rối loạn TG, HDL – C, ApoB, TC/HDL – C > 5 thường gặp ở cả 2 nhóm suy thận mạn [5].

- Trần Văn Huy nghiên cứu về sự khác biệt giữa các thành phần lipide máu ở người có hội chứng chuyển hóa tại Khánh Hòa cho thấy HDL-C thấp là 75,9% chiếm tỷ lệ cao; sự khác biệt giữa các yếu tố nguy cơ LDL-C với TG và HDL-C trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tỷ lệ, trị số trung bình, và OR, ngược lại TG và HDL-C khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ, trị số trung bình va 2OR [15].

- Võ Phụng, Nguyễn Thị Phòng (2007). Nghiên cứu rối loạn các thành phần lipide máu ở 110 bệnh nhân STM giai đoạn III và IV, trong đó 80 bệnh nhân điều trị bảo tồn, 30 bệnh nhân lọc thận nhân tạo cho thấy có sự rối loạn nồng độ và tỉ lệ các thành phần lipide máu. Nhóm điều trị bảo tồn nồng độ TC, TG, LDL-C tăng rõ rệt, HDL-C thay đổi không đáng kể. Nhóm điều trị LTNT chỉ có TG tăng có ý nghĩa còn các thành phần còn lại không thay đổi bao nhiêu [25].

- Nguyễn Xuân Phong nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy thận giai đoạn III, IV tại Thái Nguyên ghi nhận ure máu tăng cao so với nhóm chứng; protein niệu, hồng cầu, Hb, tiểu cầu giai đoạn này thấp hơn nhóm chứng, triệu chứng lâm sàng là thiếu máu, phù, tăng ure, creatinine, giảm số lựơng hồng cầu, trị số Hemoglobine…[24]

- Nghiên cứu của Văn Thị Ngọc Uyên về sự dụng Atorvastatin đìêu trị bệnh nhân tăng TC nguyên phát cho thấy thuốc có hiệu tốt đối với BN có tuổi

tăng TC nguyên phát: giảm TC 32%, giảm LDL-C 42% ; giảm TG 9,9% ; hiệu quả làm tăng HDL-C còn hạn chế [40].

- Nguyễn Thanh Hải khảo sát các yếu tố liên quan đến suy tim ở BN STM chạy thận nhân tạo định kỳ ghi nhận tỷ lệ suy tim là 60%, trong đó 70% là suy tim tâm trương và 30% suy tim tâm thu. Tỷ lệ suy tim gia tăng theo tuổi; yếu tố suy tim thường gặp là thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mạch vành [9].

- Nghiên cứu Trần Thị Mỹ Loan khảo sát mối tương quan giữa rối lọan lipid máu và chỉ sô BMI trên BN tăng huyết áp người lớn cho thấy BMI trung bình 23,759±3,065; BMI độ I là 40,3%, rối loạn lipid cao nấht là TC (67,3%), TG (54,3%), LDL-C (35,3%) và giảm HDL-C chiếm tỷ lệ thấp nhất [17].

- Khảo sát tình hình và đặc điểm tăng huyết áp ở BN STM đang lọc thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy của Nguyễn Trí Dũng là 96,4% tăng huyết áp, hầu hết là tăng huyết áp nặng [6].

- Phạm Văn Sơn khảo sát các đặc điểm rối loạn lipide, lipoprotein máu ở phụ nữ tuổi mãn kinh có tăng huyết áp có kết quả trong độ tuổi mãn kinh khi có tăng huyết áp rối loạn lipid thường gặp là tăng TC, TG, LDL-C. Theo phân loại Fredrickson có type rối lọan rất điển hình, type IIa, IIb, và type IV [30].

- Nghiên cứu của Hùynh Trinh Trí về tình hình thiếu máu trên BN STM đạng lọc thận nhân tạo định kỳ ghi nhận 67,6% Hb < 10g/dl, HB trung bình là 8,99±1,85g/dl; tỷ lệ thiếu máu đẳng sắc đẳng bào chiếm 94,4% [35].

- Lê Hoài Nam nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên BN tăng huyết áp có tỷ lệ bị rối lọan là 38,2% ; tăng TG (90,1%), giảm HDL-C (71,2%) [22].

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w