Đội ngũ sáng tác

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 26 - 27)

7. Giới thiệu kết cấu của luận văn

1.2.1. Đội ngũ sáng tác

Có thể nói rằng, tầng lớp trí thức nửa Tây học nửa Hán học, trí thức Tây giữ vai trò khá đặc biệt về lĩnh vực văn hóa và văn học. Họ mang trong mình những nét rất riêng của thời đại:

Thứ nhất là đa số các nhà văn Nam bộ đầu thế kỉ XX đều xuất thân là học sinh đầu tiên của các trường Pháp Việt ở Nam kỳ: Trần Chánh Chiếu xuất thân từ College D`Adran, Nguyễn Chánh Sắc có bằng tiểu học Pháp Việt, Lê Hoằng Mưu chưa học hết bậc trung học Pháp Việt, Phú Đức tốt nghiệp trường sư phạm, Nguyễn Thành Long giáo học tại Cần Thơ, Bửu Đình học sinh quốc học Huế, Sơn Vương tốt nghiệp tiểu học, Trần Quang Nghiệp tốt nghiệp trung học Pháp college Mỹ Tho…Tầng lớp này dù xuất thân từ những hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng về cơ bản đều có một nếp sống tương đối ổn định và đầy đủ trong một xã hội nhanh chóng thay đổi. Họ có điều kiện để tiếp xúc với những thông tin về chính trị, văn hóa, xã hội và họ cũng có nhu cầu thể hiện tâm tư tình cảm của mình về những vấn đề đó. Họ chọn văn chương

là mảnh đất để thể hiện tài năng và để lập thân, coi trọng bản thân và luôn có ý thức trau dồi nghề nghiệp. Họ chịu khó học hỏi, có chí cầu tiến, luôn muốn làm mới mình, làm mới văn học nước nhà. Họ sáng tác văn chương bằng cả niềm say mê nhiệt huyết. Họ căng hết tất cả giác quan để cảm nhận cuộc sống hiện đại đang thay đổi từng phút, từng giờ và thể hiện những điều đó cho mọi người cùng chia sẻ thông qua lăng kính cảm nhận của riêng mình.

Thứ hai là trước khi trở thành nhà văn họ đều hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Một số là những cây bút năng nổ cộng tác thường xuyên với các báo Huỳnh Thị Bảo Hòa, Phan Thị Bạch Vân, Bách Ngọc (Khổng Lồ), Trần Quang Nghiệp. Một số là chủ bút các báo đồng thời là những nhà báo có nghề: Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Trương Duy Toản, Trương Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương…

Thứ ba là đa số các nhà văn tuổi đời còn rất trẻ: Nguyễn Trọng Quản, năm 22 tuổi (1887), cho ra mắt tác phẩm Truyện Thầy Lazaro Phiền; Trương Duy Toản năm 22 tuổi, ra mắt U tình lục; Phú Đức, năm 23 tuổi, viết Câu chuyện canh trường và được đăng trên Trung Lập Báo; Sơn Vương, năm 22 tuổi, bắt đầu viết sách và bán sách, cho ra đời hàng chục tác phẩm, gọi là “đoản thiên tiểu thuyết”, Nguyễn Chánh Sắt, năm 32 tuổi cộng tác với Nông Cổ Mín Đàm; Trần Quang Nghiệp, cầm bút khi còn rất trẻ - 20 tuổi (1927) với truyện ngắn đăng báo đầu tiên là Ai Đành phụ

nghĩa. Sau đó, ông viết hơn 45 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết trong 5 năm (1927 –

1932), những tác phẩm này đều được đăng báo và in thành sách…

Đa số họ đều là những nhà văn, nhà báo tài hoa, đầy nhiệt huyết, đau đáu trong lòng nỗi niềm muốn xây dựng một nền quốc văn vững mạnh, đầy tính nhân bản.

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)