Thói đời điên đảo

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 43 - 50)

7. Giới thiệu kết cấu của luận văn

2.1.2. Thói đời điên đảo

Sự tiếp xúc với văn minh phương Tây giống như “con dao hai lưỡi” vừa tác động tích cực đến mọi mặt đời sống nhưng nó cũng đã để lại những hậu quả tai hại về phương diện đạo đức xã hội. Chính trong buổi giao thời giữa lúc cái cũ chưa mất đi, cái mới chưa thành hình đã dẫn đến “nhộn nhạo” trong trật tự xã hội và làm nảy sinh vô vàn những vấn nạn xã hội. Xảo trá, lọc lừa – xã hội đảo điên - thói tham tiền chính là những nội dung phản ánh thường thấy trong truyện ngắn của những nhà văn Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX (Thanh Nhàn, Công Bình, Huỳnh Phụng Minh, P.Hòa...). Đây cũng là nỗi niềm đau đáu, trở đi trở lại trong 45 truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp.

Xã hội điên đảo khiến nhân tính, nhân tình của người đời thay đổi. Bất kể là giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ vì xem trọng đồng tiền mà coi thường đạo nghĩa, sẵn sàng đánh đổi tất cả.

Vì tiền mà con người thay đổi tâm tính, đánh mất bản thân mình. Trong truyện

Ăn mày trúng số kể về một người ăn mày ngày nào ngửa tay xin từng đồng bạc lẻ mà nay tánh nết đã đổi xa vì lão mới vừa trúng số độc đắc 10.000đ. 10.000đ – 1.000.000 xu – theo ý tưởng của những người sống như lão thì nó là một số tiền hết sức to tác, một số tiền rất nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Lão đã có 10.000 bạc là tấm vé số

này thì lão đã trở thành một người giàu kếch xù rồi, nên lão nhất quyết phải từ bỏ lớp ăn xin rách rưới này đi. “Lão cầm cây gậy quăng ngay xuống sông…lão cầm cái bị mà quăng luôn cho nước chảy. Cây gậy trôi trước, cái bị trôi sau, lão đưa mắt nhìn theo mà lòng khoan khoái”. Bất giác lão nhớ lại, tờ vé số còn nằm trong cái bị ấy. Dù không biết bơi lão vẫn nhảy xuống sông đuổi theo nó. Cuộc sống quá nghèo khổ, quẩn quanh trong cái đói khiến lão quý trọng đồng tiền hơn cả sinh mạng của mình. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh đau thương của lão ăn mày đang ngụp lặn đuổi theo giấc mộng đổi đời. “Nhưng vậy không được, cái bị cứ trôi lần lần ra xa còn lão thì chìm lần lần xuống đáy. Than ôi! Nhà lầu, xe hơi, gái đẹp, những đều ấy trôi theo dòng nước, còn lão ăn mày ta thì nằm dưới đáy sông làm cho giấy số mười ngàn không ai lãnh được” [52, tr.130]. Cái chết cũa lão ăn mày là bài học vô cùng thâm thúy, sâu sắc cho thói đời “có mới nới cũ” - tai họa sẽ xảy ra cho những ai khi cái mới chưa thành hiện thực đã vội xóa bỏ hết cái cũ.

Vì tiền mà những cô gái trẻ đẹp trở thành kẻ lừa lọc đầy mưu mô xảo trá, lừa gạt ông Hương sư Thạo, người đáng tuổi cha chú của mình (Ba cô áo trắng). Lợi dụng sự sơ hở của ông Hương sư Thạo, ba cô gái tự xưng mình là những người buôn bán hột xoàn xin tá túc qua đêm nhà ông, sau đó đánh tráo chìa khóa vét sạch tủ nhà ông không để lại một dấu vết. Cùng chiêu mánh này của ba cô gái, hai tên gian manh tự xưng là quan lớn trên Tỉnh (Bồng lai quán) mướn phòng trọ của khách sạn Bồng lai quán. Lợi dụng đêm tối, mọi người ngủ say, hai tên khoắng sạch hết tiền bạc tư trang nhà chủ...

Có những kẻ trở thành bậc thầy lừa lọc như Trương Thiên Tả (Ai muốn làm giàu). Với thủ đoạn tinh vi, hắn đã quảng cáo một cách công khai chiêu thức lừa gạt của mình khiến hàng chục tờ báo, mấy ngàn độc giả phải sập bẫy:

“Tôi sẽ cho ông rõ về cách làm giàu mau mà dễ của tôi ra như vầy:

Tôi mướn cả các báo trong Nam ngoài Bắc đều đăng bài quảng cáo ấy, trong một tháng hết 300 đồng. Đến ngày 8 Mai 1931 tôi cả thảy tiếp đặng đến 10.000 bức thơ hỏi về cách làm giàu, vậy tôi đặng 10.000 đồng.

Sở phí, giấy, bao thơ, cò để đáp trả lời cho 10.000 người, hỏi tính ra hết 600 đồng.

Vậy thì thâu vô 10.00p00 mà xuất chỉ có 900p00, thế vậy phải là tôi lời trọn 9.100p00 hay sao? Chẳng phải là làm giàu nhanh mà dễ hay sao?

Cái cách của tôi làm giàu như vậy, nay xin chỉ rõ ràng minh bạch, không giấu một chỗ nào, ông thấy làm giàu xin cứ làm y theo như tôi” [52, tr.100].

Thật cái cách làm giàu này khôn quỷ dường nào! Ai đọc xong cũng dè chừng cẩn trọng, cũng phải thốt lên thật bái phục! Mặt trái của xã hội dần dần được Trần Quang Nghiệp bóc trần để mọi người xem đó là tấm gương soi để cảnh giác.

Vì tham tiền mà vợ chồng chủ tiệm đồ cổ Phục Hưng (Gặp người khách quý) sẵn sàng làm ăn gian dối, mánh khóe. Số là có một ông khách sộp ghé tiệm đồ cổ Phục Hưng muốn mua một cài bình đá quý, viện lí do không mang đủ tiền nên ông ta đưa trước 100p00 rồi lấy bình đi. Đến hẹn vợ chồng chủ tiệm lại khách sạn Phong Cảnh tìm ông khách sộp mới biết mình bị mắc lừa. Khổ nỗi cái bình ấy là do người khác nhờ bán với giá 2000p. Trong phi vụ này, vợ chồng chủ tiệm Phục Hưng chẳng những bị lừa lấy mất cái bình cổ quý mà còn phải trả cho người ta đến 1900p. Thời buổi đời sống khốn khó, làm ăn chân chính thì thua thiệt nên vợ chồng đồ cổ Phục Hưng quan niệm “tri thương bất phú” (làm ăn chân chính thì chẳng bao giờ giàu). Cho nên vợ chồng ấy lừa người rồi bị người khác lừa lại, âu cũng là hợp qui luật quả báo.

Vì tiền mà ông Phán Phụng trở mặt, từ hôn, không gả con gái cho cậu Nguyễn Trọng Nguyên khi cha cậu mất (Hai bó giấy). Mới hôm nào được chào đón niềm nở thì hôm nay khi biết cậu lâm vào cảnh bần hàn cả gia đình ông Phán Phụng khinh khi ra mặt. “Bà Phán Phụng thường khi thấy cậu lại thì bảo trẻ pha trà đem thuốc lăng xăng; chuyến nầy bà làm tỉnh, ngồi miết đằng sau mà câu tôm... Bữa khác cậu hai Nguyên gặp ông Phán Phụng, cậu nói chuyện cô năm Cũa, con ông thì ông cười mà nói hơi lạt rằng:

- Tại cậu chậm chơn nên má nó đã hứa gả nó cho thằng con ông Tám rồi” [53, tr.162].

Trong xã hội đó, xuất hiện ngày càng nhiều những kẻ háo sắc không có lương tri. Đó là những tên địa chủ cậy mình giàu có mà hống hách, bắt nạt kẻ yếu như ông Huyện Võng trong Lỗi bù lỗi. Ông ta rình con vú ăn cắp tiền, bắt quả tang nó còn

cầm cái bóp trong tay. Ông đỏ mặt tía tai định cho nó một trận nên thân bất giác ông nhìn xuống thấy nó mặt cái quần lĩnh đọt chuối xăng lên “lộ cái bắp vế vừa trắng vừa tròn”, mặt mày thì sáng sủa, trắng trẻo nhìn được chứ không xấu lắm nên ông quyết định tha, không bỏ tù nó nhưng ông được làm gì làm. Ông dáo dát nhìn quanh, không có vợ ở nhà, ông nắm tay nó, đóng vội cửa phòng. Trong cái tối mờ mờ, ông bắt nó chuộc lỗi ăn cắp. Lỗi bù lỗi nên chẳng phương hại gì nhau, chỉ thiệt con vú vì mấy đồng vặt mà đánh mất cái quý giá nhất của đời mình.

Trong truyện Giả thiệt là ai?, ngòi bút phê phán của Trần Quang Nghiệp rất nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sâu sắc và thâm thúy khi đề cập đến những kẻ giả mạo, tự nhận mình là người khác. Chẳng hạn trong “Giả thiệt là ai ?”, Lâm Hữu Vọng trong một lần đi xe đò về quê, xe chết máy, nên anh ta vào một ngôi nhà ven đường nghỉ mát. Nhà chủ hỏi anh ta là ai? Dù chỉ là một phụ bút bình thường nhưng vì muốn người ta cả nể nên Lâm Hữu Vọng tự nhận mình là chủ bút báo Viễn Đông, dè đâu phía sau nhà cũng có người mạo nhận như mình. Chủ nhà cắt cớ muốn chơi khăm hai ông này nên bỏ ra nhà sau để hai ông chạm mặt. Hai ông nhìn nhau như là “ngó ma, ngó quỷ”, như ngồi trên chông gai, muốn chuồn cho lẹ nhưng không được. Thừa cơ nhà chủ lui vào trong, ông nọ xịch lại ông kia, khẩn khoản: “Xin ông làm ơn nhận tôi là chủ bút tờ báo của ông chớ nếu ông nói ngay ra thì tôi xấu hổ lắm, tội nghiệp tôi lắm”. Ông kia sau một lúc điếng người, nghe thấy thế liền thỏ thẻ: “Tôi cũng có phải là chủ nhiệm đâu! ”[52, tr.110]. Nực cười nhất là cả hai người cùng mạo nhận mình là một người.

Hoặc trong Gặp người gái đẹp, thầy Mười Trương tự nhận mình là nhà báo Bùi Thế Ngươn đặng hưởng chút phấn hương từ cô gái đẹp. Ngờ đâu phấn hương chẳng thấy chỉ thấy ăn một trận đòn chí mạng, cô gái ấy “sẵn cây dù trong tay đập Thầy loạn đã…Thầy đưa đầu cũng đập, thầy đưa lưng cũng đập, chỗ nào cũng đập, chỗ nào không chừa. Đập thôi, thầy Mười Trương văng kết xù đầu, bàu nhàu quần áo” [52, tr.103]. Hỏi ra mới biết cô gái ấy là nhà báo Trà Hương Nữ, bị Bùi Thế Ngươn công kích một cách khả ố trên mặt báo nên tìm cách đánh một trận cho hả giận, ai dè, thầy Mười Trương lãnh đủ. Bị ăn một trận đòn nên thân lại bị thiên hạ bu xem đông nghịt, ai nấy chỉ trỏ cười cượt khiến thầy như muốn chui xuống đất mà trốn.

Thầy lật đật “lượm hết xẻn lẻn” lên xe kéo dông mất, từ đó mà nhớ đời, xin bỏ thói háo danh sắc. Trắng trợn hơn, bọn lừa gạt còn mạo nhận danh nghĩa những người cộng sản để lừa tiền của Trương Thành Kiện (Vào hang cộng sản).

Có những người vì cái lợi nhỡn tiền mà nhắt mắt làm điều xằng bậy, đánh mất chữ tín và danh dự nghề nghiệp. Như trong “Quảng cáo”, vì muốn thu hút độc giả, khuếch trương danh tiếng mà chủ bút một tờ báo đã tự ý lấy uy tín và hình ảnh của Ngài Lê Thanh Tâm đưa lên trang nhất để đảm bảo tự do ngôn luận cho báo mình.

Phụ bạc người yêu cũng là một đề tài thường thấy trong các truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp. Tình yêu đôi lứa vốn không phải là đề tài mới trong văn học Việt Nam nhất là trong văn học quốc ngữ Nam bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Báo chí giai đoạn này có những truyện ngắn bi hài viết về đề tài này: Ơn đền oán trả, Nguyễn Tính Yên, Đông Pháp thời báo, từ số 277, 20.04.1925; Người là ai ?, Trường Hận,

Thần Chung, số 40; Tơ duyên ngắn ngủi, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Thần Chung, số 35; Giọt lệ tiếng cười, Khắc Cần, Nam kì kinh tế báo, số 24, 27.04.1921; Lấy Tây nữa thôi con?, Lê Tử Trinh, Thần Chung, số 132, 27.06.1929...Tuy nhiên, khi tập trung khai thác đề tài này, Trần Quang Nghiệp nhìn nhận vấn đề dưới ở một góc độ khác, không trữ tình lãng mạn như trong tiểu thuyết của chính ông mà đó là những chuyện lừa tình, gạt tiền rất ê chề.

Làn sóng Âu hóa làm đảo lộn gần như hoàn toàn đời sống người dân Nam kỳ lục tỉnh, nhất là những trai thanh gái tú mới bắt đầu biết yêu. Họ không muốn bị gò bó, ép buộc, muốn tự do đi tìm tình yêu, tự do kết hôn, không muốn “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Trần Quang Nghiệp đã kịp thời phản ánh cách sống mới này trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ông không hô hào phải lên lán hôn nhân theo kiểu phong kiến và cũng chưa mạnh dạn cổ súy cho tư tưởng tự do yêu đương, tự do kết hôn. Ông biết lễ giáo phong kiến trói buộc người ta, song nếu để những cô gái tân thời tự do lựa chọn người yêu cho mình, tự do yêu đương thì cũng có lúc mắc cạm bẫy của người đời vì không sáng suốt, chưa từng trải. Không ít những cô gái nhẹ dạ cả tin bị lôi cuốn bởi vẻ hào nhoáng, sự phong lưu tài tử hay những lời nói có cánh của các ngụy công tử để rồi chuốc lấy hậu quả ê chề cho mình. Còn các chàng đường đường

là một “bậc chính nhân quân tử” nhưng khi đứng trước tiền bạc, danh vọng, địa vị thì trở mặt, phụ bạc người yêu của mình, bất kể đến nhân luân tình nghĩa.

Chẳng hạn Hồng Vân (Ai đành phụ nghĩa) đã cảm mến nhà văn Tống Văn ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái vẻ ngoài phong lưu tài tử, “lời lẻ lại khôn ngoan, ăn nói rất ý tứ”. Tin chắc Tống Văn là “một bực hiền lương quân tử”, Hồng Vân đã trao cái quý giá nhất đời mình. Cô còn giúp tiền bạc cho Tống Văn trong lúc chàng miệt mài đèn sách. Cuối cùng Tống Văn bội ước, vầy duyên cùng con gái ông cả Nghĩa, bỏ lại Hồng Vân cô đơn lẻ bóng nơi quê nhà. Cổ nhân từng có câu rất hay: “Tri nhân tri diện bất tri tâm”, có ai ngờ chàng thư sinh nho nhã như Tống Văn lại có những lời lẽ cay độc đối với người mình yêu và chịu ơn như vầy:

“Duyên nợ của đôi ta từ đây đã dứt tôi đã có vợ, cô cũng sẽ có chồng, vợ tôi thương tôi, tôi thương vợ tôi vô hạn, tôi không còn lòng nào thương cô nữa được, cô chớ có qua lại thơ từ e vợ tôi ngó thấy sanh rầy, mà hư cái gia-cang mà phá cái thú gia-đình của vợ chồng tôi đi. Còn phận cô xin cô hãy bỏ lảng cái tình xưa, và dựng gây duyên khác. Tôi cầu chúc cho cô sau nầy đặng phận đẹp duyên may, thờ chồng cho trọn đạo” [89].

Không chỉ có Hồng Vân, cô Ba Dung (Chuyến xe trưa) cũng vì ham “lấy thầy nọ thầy kia, mặc áo tây, đi giày tây” mà lấy nhầm gã bạc tình bạc nghĩa khiến cô vô cùng nhục nhã khi bị người đời dị nghị không chồng mà chửa. Chàng công tử thư sinh, nho nhã mà cô Ba Dung nguyện lấy làm chồng chỉ là tên sở khanh, lật lọng:

“ Tôi với cô không phải là có duyên có nợ, nợ duyên chi chi nhưng thấy cô có vàng bạc chút đỉnh mà không biết xài, ý cô lại cũng muốn chồng giàu sang nên tôi vô làm chồng cô tạm trong mấy ngày và dạy cô ăn xài chơi cho biết. Hôm nay tôi xin kiếu cô nhưng cũng còn nghĩ lại chút tình, để cho cô hai đồng về xe…Cách mấy tháng sau có người ở Ông-văn đi Saigon, hỏi thăm cô Ba Dung thì họ nói rằng cô khi không mà lớn bụng.Có người hỏi tại sao mà lớn bụng thì cô trả lời êm rằng tại cô đi nhằm chuyến xe trưa” [53, tr.150].

Năm 1928, Chuyến xe trưa được trình làng trên Đông Pháp thời báo thì một năm sau, năm 1929, nhiều truyện ngắn có nội dung tương tự ra đời. Ví dụ: Vì ham làm bà lớn, P.S, Thần Chung, số 126, 20.06.1929; Lấy Tây nữa thôi con?, Lê Tử

Trinh, Thần Chung, số 132, 27.06.1929; Kén chọn vàng thau, Đồng Sơn, Thần Chung, số 135. Chẳng hạn Lấy Tây nữa thôi con? của Lê Tử Trinh kể về một cô gái nọ thấy ai lấy chồng giàu sang cũng xinh cũng đẹp, áo lượt quần là, không làm việc gì động đến ngón tay nên ước mình cũng được như thế. Cô tự nguyện xách vali lên ở với thằng Tây xếp sở cao su. Được bốn tháng cô xách vali về, người xanh rớt, thì ra là bị thằng nọ truyền bệnh lậu. Nó lấy hết tiền bạc rồi đuổi cô đi không cho ở nữa. Mẹ cô hỏi khéo: “Lấy Tây nữa thôi con ?”. Có thể nói Chuyến xe trưa của Trần Quang Nghiệp là một trong những truyện ngắn đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn để viết về đề tài này.

Điểm thường thấy là nhân vật trong tác phẩm của Trần Quang Nghiệp thường sống chết hết mình với tình yêu, xem tình yêu là lẽ sống duy nhất của cuộc đời mình, không ít người thiếu bản lĩnh tự tìm đến cái chết để quên đau khổ. Chẳng hạn nhân vật cô gái trong truyện Cô gái phá thai, vì quá tin tưởng người mình yêu nên cô gái đã trao trọn cái quý giá nhất đời con gái, có ai ngờ hắn là kẻ Sở Khanh “quất ngựa truy phong” bỏ cô bụng mang dạ chửa. Vì quá đau khổ, cô nhất quyết tìm đến cái

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)