Sự nghiệp văn chương

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 34 - 38)

7. Giới thiệu kết cấu của luận văn

1.3.2Sự nghiệp văn chương

Cầm bút trong thời gian ngắn - 5 năm (từ 1928 đến 1932), Trần Quang Nghiệp đã để lại số lượng tác phẩm rất ấn tượng: 45 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết (Xem phần phụ lục). Tác phẩm đăng báo sớm nhất của Trần Quang Nghiệp là truyện ngắn Ai đành phụ nghĩa trên Đông Pháp thời báo số 683-684 ra ngày 16 và 18-2-1928, còn tiểu thuyết được viết sớm nhất là Giọt lệ hồng nhan - viết 1927, đăng báo 1928 và xuất bản thành sách 1931.

1.3.2.1. Truyện ngắn

Phần lớn được đăng ở: Công luận báo, Đông pháp thời báo, Thần Chung. Số lượng tác phẩm mà chúng tôi khảo sát là 45 truyện, trong đó:

+ 17 truyện ngắn được TS. Cao Thị Xuân Mỹ sưu tầm và in lại trong hai công trình:

Văn xuôi Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX, Trung tâm Quốc học và NXB. Tổng hợp, 1999-2000.

Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB.Văn nghệ, 1998.

STT Tên tác phẩm Ghi chú

1 Ai muốn làm giàu Công luận báo – số 2075 2 Ăn mày trúng số Công luận báo – số 2103 3 Ba cô áo trắng Đông Pháp thời báo – số 765 4 Cái áo màu xanh Tập Hai bó giấy

5 Chọn đá thử vàng Đông Pháp thời báo – số 728, 729 6 Chuyến xe trưa Đông Pháp thời báo – số 704, 705 7 Lòng người khó biết ( Tên gọi

khác Con của ai?)

Báo Thần Chung – số 120

8 Gặp người gái đẹp Công luận báo – số 2126 9 Gặp người khách quý Công luận báo – số 2138

10 Hai bó giấy Đông Pháp thờ báo – số 743, 744 11 Lỗi bù lỗi Công luận báo – số 2058

12 Ông tơ cắt cớ Tập Hai bó giấy

13 Số bạc mười ngàn Tập Chuyến xe trưa

14 Trên lầm dưới lỗi Công luận báo – số 2120 15 Trời phật công bình Báo Thần Chung – số 114 16 Xâu chìa khóa Tập Hai bó giấy

17 Giả thiệt là ai? Công luận báo – số 2029

+ 15 truyện ngắn được TS. Cao Thị Xuân Mỹ dành thời gian dài chép tay từ bản vi phim của Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Được sự đồng ý của TS. Cao Thị Xuân Mỹ, chúng tôi trích dẫn một số truyện ngắn của ông ở phần phụ lục tr. 132

STT Tên tác phẩm Ghi chú

1 Ai đành phụ nghĩa Đông Pháp thời báo – số 683, 684 2 Bài hành vân Đông Pháp thời báo – số 771 3 Chẳng mất đi đâu Đông Pháp thời báo – số 770 4 Cô gái phá thai Công luận báo – số 2035 5 Đêm thứ bảy Báo Thần Chung – số 131 6 Đi coi hát mất vợ Đông Pháp thời báo – số 726 7 Gặp người bạn cũ Công luận báo – số 2132 8 Gương can đảm Công luận báo – số 2067 9 Hồng Hoa Báo Thần Chung – số 190 10 Người đàn bà ghen Tập Hai bó giấy

11 Nông nỗi vì đâu Đông Pháp thời báo – số 719, 720 12 Tấm hình của ai Đông Pháp thời báo – số 721, 722,

725

13 Thêm một lá thăm của… Báo Thần Chung – số 8 14 Tiệm Việt Hưng gần đóng cửa Công luận báo – số 2024

15 Tủi phận thuyền quyên Đông Pháp thời báo – số 706, 707 + Ngoài ra trong quá trình sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã tìm thêm được 13 truyện ngắn khác của Trần Quang Nghiệp:

STT Tên tác phẩm Ghi chú

1 Người thương của tôi Công luận báo - số 2223 2 50$ của thầy Năm Phụng Công luận báo – số 2046 3 Bồng lai quán Công luận báo – số 2052 4 Chuyến xe tối Công luận báo – số 2064 5 Kẻ trộm là ai? Công luận báo – số 2242 6 Lỗi trước đã nhiều Công luận báo – số 2097 7 Mỗi người một nơi Công luận báo – số 2468 8 Ngờ đâu Công luận báo – số 2441 9 Nửa đêm Công luận báo – số 2464 10 Quảng cáo Công luận báo – số 2433 11 Trái bom ai để giữa đường Công luận báo – số 2019 12 Vào hang cộng sản Công luận báo – số 2069 13 Cái tội năm xưa Công luận báo – số 2086

Tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 3 tờ Công luận báo, Đông pháp thời báo, Thần Chung còn thiếu rất nhiều số. Các tờ báo này vẫn còn nằm rải rác ở Thư viện Khoa học tổng hợp Hà Nội. Nếu truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp được sưu tầm đầy đủ ở cả hai thư viện trên, con số có thể vượt ngoài 50 truyện.

1.3.2.2 Tiểu thuyết

Gồm 6 tiểu thuyết:

1. Lửa tình, NXB Đức Lưu Phương, SG 1931, phỏng tác từ tiểu thuyết Les Amants de Venise (Đôi tình nhân thành Venies) của M. Ze1vaco (1860-1918) .

2.Biển cả thuyền con, NXB Đức Lưu Phương, SG 1931. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Giọt lệ hồng nhan, NXB Đức Lưu Phương, SG 1931.

4. Người thương của tôi, impr.de Nguyễn Khắc, SG 1932, phỏng dịch từ truyện ngắn La morte (Người đã khuất) của Guy de Maupassant (1850-1893).

5. Cù lao thanh thủy, Công luận báo từ số 2185 – 5/10/1931 đến số 2226 – 24/11/1931.

6.Trên đường thiên lí, sách quảng cáo thuốc của nhà thuốc Thiên Hòa Đường, 1932.

Trần Quang Nghiệp là một con người đặc biệt, có tâm và có tài. Ông viết truyện nhanh, nhiều và hay và đã tạo dựng được một chỗ đứng nhất định trong làng văn, làng báo Nam bộ đầu thế kỉ XX. Với phong cách độc đáo và lối hành văn mới mẻ, truyện của ông thu hút rất nhiều độc giả, các nhà in nhanh chóng cho in thành sách kèm theo các mẫu quảng cáo để phổ biến rộng rãi hơn. Ông trở thành nhà văn tên tuổi của văn học quốc ngữ Nam bộ với tuổi đời rất trẻ.

Xã hội Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX đã sinh ra hiện tượng Trần Quang Nghiệp. Vậy Trần Quang Nghiệp đã đóng góp gì cho sự nghiệp phát triển văn học Nam bộ nói chung, quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam bộ nói riêng?. Vấn đề trọng tâm này sẽ được triển khai đầy đủ ở chương II và II.

CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN QUANG NGHIỆP

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 34 - 38)