Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 81 - 129)

7. Giới thiệu kết cấu của luận văn

3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Văn học có khả năng miêu tả thế giới nghệ thuật bằng hình tượng nghệ thuật. Chính ngôn ngữ đã đem lại cho văn học khả năng ấy bằng việc chuyển hóa ngôn ngữ của cuộc sống vào ngôn ngữ văn chương. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “ngôn

ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ [24]. Chính chất liệu ngôn từ đã giúp văn học đạt được tính vạn năng trong việc tái hiện và chiếm lĩnh đời sống. Do đó, có thể khẳng định rằng ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sang tạo, phong cách, tài năng của nhà văn, nhà thơ.

Trước thế kỉ XX, các nhà văn nhà thơ thường chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ. Đối với họ, ngôn ngữ văn chương cần phải trau chuốt, hoa mĩ. Càng “cầu kì bóng bẩy

“ sẽ càng “trang trọng đài các” như thế mới “Lời lời châu ngọn hàng hàng gấm thêu”. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cần hiểu rõ, hiểu kĩ cuộc sống của độc giả đương thời, các nhà văn Nam buộc phải thay đổi và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn

ngữ đó phải là ngôn ngữ của đời sống, gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu. Việc này đã được những bậc tiền bối đi trước thừa nhận. Trong phát biểu ở đầu sách Truyện đời xưa, Trương Vĩnh Kí đã viết: "Nay ta in sách này lại nữa , vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vì trong ấy cách nói là chính cách nói An Nam ròng, có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm". Nguyễn Trọng Quản trong lời Tựa tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền cũng đã viết: "Tôi có dụng ý lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm ra một chuyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều chuyện hay” [78, tr.4]. Đưa từ khẩu ngữ vào tác phẩm văn chương, đó là một sự thay đổi lớn về quan niệm sáng tác.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những chủ trương trên, các nhà văn Nam bộ đã vận dụng rất nhiều lời ăn tiếng nói hàng ngày vào trong tác phẩm của mình. Những phương ngữ Nam bộ này không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ nữa mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Nó thể hiện bản sắc của con người Nam bộ và chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất mới này. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp cũng không ngoại lệ. Người đọc sẽ bắt gặp nhiều phương ngữ Nam bộ quen thuộc, phổ biến trong tác phẩm Trần Quang Nghiệp như: “ngó mông một chặp, giống hệt, dọ đi hỏi lại, bịnh, đứng sựng, rụng rời tay chân xây xẩm mặt mày, ngả ngữa trên ghế, người cũng ghim theo đó, đờn bà, gảy lưỡi, dứt , ngày qua ngày lập bật, bắt hụt, rùm tai, liện, hâm, đi tuốc, bụm mặt, chơn, nghẹn họng, ngó một hồi, chẳng ló môi, đặng ta chừa mửng, thọt lét, dòm, không dè, uổng tiếng, giựt, cút mất, nhỏ rít, làm xằng làm xiệu, chực sẵn, thiệt quả, ngộ, giống hệt, ngó trân trân, chết quách, bắt quách, quăng tuốc, kín mít như mùng, nhứt là lóng này...

Nhiều từ địa phương và cấu trúc câu nếu không dựa vào văn cảnh hoặc nếu không có vốn từ địa phương Nam bộ thì sẽ rất khó hiểu như: "Ngoài sân con nít nội chợ xúm lại bu chung quanh mấy cái xe” [53] / "Dưới chơn đã săn hai dây tơ hồng

[87] / "xáng bệnh đau nằm mê man; lời kia tiếng nọ mà hân hủi thân cô” [89] hoặc những từ Nam bộ có nghĩa biểu cảm cao như: “Chị buông tờ báo mà rụng rời tay

chân xây xẩm mặt mày, ngã ngửa trên ghế và nghẹn họng” [89] / “mặt mày tái lét”, “năn nỉ ỉ ôi cho gãy lưỡi” [88]...

Chúng ta thử so sánh một số từ địa phương trong tác phẩm của Trần Quang Nghiệp với những từ ngữ có nghĩa tương đương của tiếng Việt toàn dân sẽ thấy rõ điều đó.

- dòm, coi, ngó: xem

- trọng: khá lớn - ưng: bằng lòng

- rùm tai (giống rùm beng): mọi người đều biết - day mặt: quay mặt

- ráng: cố gắng

- uổng tiếng: mất danh tiếng - giựt: giành giật

- ngồi miết: ngồi hoài không đi - hết thảy: tất cả

- bưng: mang, cầm - đê mạt: đốn mạt

- nhứt là lóng này: đặt biệt thời gian này

- ăn xài húy hoát: tiêu xài hơi quá tay

- lóng này trông nó lộng cải: dạo này trông nó lớn lắm - liếng láo lắm: lanh lẹ, tinh ngịch

- tối đem ngửa bàn tay không thấy: tối đen như mực

- tánh rắng mắt hay khuấy chơi: tính hay bông đùa, chọc ghẹo người khác

- nhăn răng méo miệng trề môi: mỉa mai, chọc tức

Lớp từ này mang màu sắc biểu cảm cao thể hiện sinh động cá tính, tâm lí nhân vật cũng như con người Nam bộ. Chúng thường được sử dụng trong ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nhằm miêu tả tâm lí và khắc hoạ tính cách nhân vật rõ nét hơn.

Bên cạnh, Trần Quang Nghiệp còn đưa vào tác phẩm nhiều thành ngữ như:

ruột thắt gan đau, ăn tươi nuốt sống, mười hai bến nước trong nhờ đục chịu, liệt mả vô cương, tổng dạ làng thưa, lên dù xuống võng, tình nồng nghĩa mặn, hở môi nghỉ miệng, bụng làm dạ chịu, tóc đen máu đỏ, lửa mới nhen đèn mới đốt, kết nghĩa tóc tơ, có tiếng mà không có miếng, lúa thóc có đâu-bỏ câu tới đó… Lớp từ này được tác giả

vận dụng rất đa dạng và phong phú. Thành ngữ cũng góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt tình cảm, cảm xúc của những nhân vật trong truyện.

Đó là những từ "rặt" Nam bộ. Có lẽ do ảnh hưởng từ thời niên thiếu sống ở vùng sông nước miền Tây (Mỹ Tho - Tiền Giang) nên ngôn ngữ Nam bộ đã đi vào truyện ngắn Trần Quang Nghiệp như một điều tất yếu. Khi đọc truyện ngắn của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy: kể cả ngôn ngữ của người kể chuyện, của tác giả hay của nhân vật hết thảy đều thấm đượm màu sắc chân quê, dân dã của Nam bộ. Chính sự xuất hiện với rất nhiều phương ngữ Nam bộ đã làm cho các tác phẩm của Trần Quang Nghiệp có lối hành văn rất tự nhiên. Ông đã tiếp nối cách viết văn chương trơn tuột như lời nói đã có từ Huỳnh Tịnh Của trong "Truyện giải buồn", Nguyễn Chánh Sắc trong "Nghĩa hiệp kỳ duyên" nhưng với phong cách riêng không lẫn với ai được.

Hồ Văn Trung cho rằng: “Phàm viết văn xuôi kêu là “prose” thì cần phải viết cho rõ ràng, cho dễ hiểu, nhưng mà phải ý tứ cho cao, lại cũng phải chừa những tiếng thô tục không nên viết” [89]. Tiếp thu ý kiến này, Trần Quang Nghiệp đã vận dụng phương ngữ Nam nhưng với ý thức có sự chọn lọc và sáng tạo. Chẳng hạn để lí giải nguyên nhân khiến đàn ông ngoại tình, Trần Quang Nghiệp dùng cách nói ví von vô cùng ấn tượng: “bãi cát đương khô nóng đổ nước vào thì nó hút ngay, bao giờ nó ướt đều, thì nó không hút nữa chớ gì” hay “bây giờ cá đã no rồi mồi ngon khó nhử”

[89].

Sự xuất hiện của từ khẩu ngữ với tần số không nhỏ đã làm cho những đoản thiên của Trần Quang Nghiệp có sự gần gũi, quen thuộc với công chúng bình dân. Người đọc có cảm giác như được nghe chính tiếng nói của mình, được chia sẻ, được cảm thông. Vì thế truyện ngắn của ông đã mang màu sắc của chính cuộc sống thực. Đưa từ khẩu ngữ vào tác phẩm văn chương là một đóng góp đáng kể của Trần Quang Nghiệp đối với văn học Nam bộ đầu thế kỉ XX.

Tiểu kết: Từ những sáng tạo về mặt nghệ thuật, có thể khẳng định Trần Quang Nghiệp là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc ở Nam bộ 30 năm đầu thế kỉ XX. Những cách tân đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện,

cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ đã chứng tỏ sự đóng góp của Trần Quang Nghiệp và quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam bộ.

KẾT LUẬN

Trần Quang Nghiệp không phải là nhà văn lớn trong đội ngũ sáng tác hùng hậu của văn học Nam bộ đầu thế kỉ XX nhưng ông là nhà văn rất đặc biệt. Ông còn là người đa tài “văn võ song toàn” – viết văn hay và chơi thể thao giỏi. Trần Quang Nghiệp là một trong những người có công trong việc gây dựng phong trào bóng bàn ở Nam bộ thời kì đầu. Riêng ở lĩnh vực văn chương, Trần Quang Nghiệp là một trong số ít các nhà văn tạo dựng được tên tuổi trong một thời gian ngắn. Dù chỉ cầm bút trong thời gian ngắn - 5 năm (từ 1928 đến 1932), Trần Quang Nghiệp đã để lại số lượng tác phẩm rất ấn tượng: 45 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết. Tác phẩm của ông đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng Nam bộ.

1. Trần Quang Nghiệp có cảm hứng sáng tác tích cực, có nhiều đóng góp ý nghĩa cho xã hội, tác phẩm của ông có giá trị hiện thực cao, thể hiện sinh động bức tranh xã hội đương thời. Đọc truyện Trần Quang Nghiệp ta có thể cảm nhận và sống lại không khí của xã hội Nam bộ những năm trước năm 1932 với những thảm trạng, sự thật đau lòng cùng những rối ren, chướng tai gai mắt. Ở đó, những chuyện vong tình bạc nghĩa, đồi phong bại tục, bi kịch gia đình, đạo đức băng họa không phải là ít. Ở đó đồng tiền có uy lực vạn năng chi phối đạo đức con người và pháp luật…Qua những thiên truyện ngắn của mình, ta thấy được thái độ phê phán nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc, ý vị của ông đối với nhân tình thế thái. Ẩn sau thái độ đó là một Trần Quang Nghiệp: yêu nước, giàu lòng vị tha, nhân ái, nhìn đời nhìn người bằng con mắt tinh tường…

2. Ngoài cảm hứng hiện thực là chủ đạo, trong tác phẩm của Trần Quang Nghiệp còn lấp lánh xuyên suốt một cảm hứng đạo đức. Trong tác phẩm của mình ông luôn bày tỏ trăn trở nhiệm vụ khuyến thiện trừng ác nên đan cài vào những câu chuyện éo le gay cấn là những bài học cảnh tỉnh sâu sắc, những tấm gương giữ gìn đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Nếu như truyện ngắn của Thạch Lam đi sâu khơi gợi tình cảm và cảm giác người đọc, truyện của Nam Cao “mổ xẻ” những ngõ ngách tâm lí thầm kín bên trong của nhân vật, truyện của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao năng lực nhận thức và khám phá các hiện tượng phức tạp của xã hội thì truyện của

Trần Quang Nghiệp nhằm đánh thức bản ngã của mỗi con người từ đó thức tỉnh lương tri và lòng thương cảm đồng loại của họ. Có thể thấy quan niệm văn dĩ tải đạo trong văn chương truyền thống vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều trong những sáng tác của Trần Quang Nghiệp nhưng có nhiều tiến bộ, manh tính thời sự nóng hổi của xã hội đương đại. Nhiều người xem ông như là một trạng thái tinh thần của dân tộc, một người dân Nam Kì tiêu biểu với niềm ưu ái trước cuộc đời, mong muốn lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chừng đó cũng đủ thấy đóng góp rất quý của Trần Quang Nghiệp đối với văn học Nam bộ.

3. Ở khía cạnh nghệ thuật, yếu tố hiện đại được Trần Quang Nghiệp thể hiện trong: nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, cách xây dựng cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ…Những yếu tố hiện đại này mang đậm cá tính sáng tạo của Trần Quang Nghiệp và đã tạo nên sự đột phá mang tính bước ngoặt. Trần Quang Nghiệp đã có ý thức quan tâm đến những thủ pháp cơ bản của nghệ thuật văn xuôi hiện đại. Ông đã vứt bỏ một số lối mòn xưa cũ trong phong cách sáng tác, mạnh dạn đưa ra những thử nghiệm táo bạo. Tuy những thử nghiệm này chưa hẳn là thành công mỹ mãn, nhưng cũng có thể coi đó là những đóng góp đáng trân trọng mang tính chất mở đường. Tác phẩm của ông chưa thật sự mang tính hiện đại triệt để nhưng đó là những đóng góp quý báu, có giá trị cho tiến trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX.

4. Tất cả những điều trên đã làm cho truyện ngắn Trần Quang Nghiệp có những độc đáo riêng khó lẫn. Một Trần Quang Nghiệp đi sâu khám phá hiện thực xã hội với những biến động lớn lao làm thay đổi đời sống của người dân Nam bộ. Một Trần Quang Nghiệp luôn trau dồi nghệ thuật viết truyện của mình. Có thể khẳng định truyện ngắn Trần Quang Nghiệp là nỗi niềm ưu tư da diết của một người trí thức tân học muốn đóng góp công sức của mình cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ vốn còn non trẻ. Một đóng góp rất đáng trân trọng, cần được nhìn nhận.

5. Những phân tích trên có thể khẳng định: Trần Quang Nghiệp là một trong những người đặt nền móng truyện ngắn Nam bộ hiện đại. Ông thuộc lớp những nhà văn có tài, có tâm với văn chương. Công lao của ông là giữa những con đường đan nhau ở các ngã ba, ngã tư, nơi mà những người cầm bút còn đang phân vân, thậm chí

có thể lạc lối giữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới tốt xấu lẫn lộn, ông đã chọn con đường cho mình con đường đi thích hợp. Đó là con đường có sự kết hợp hài hòa giữa cũ và mới, truyền thống và dân tộc với mong muốn đổi mới và sáng tạo Văn học. Truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp đã bắt đầu chứa đựng những yếu tố của truyện ngắn hiện đại. Thiết nghĩ cần kíp phải nên xác lập một ví trí cho ông trong nền văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỉ XX đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Những nghiên cứu tiếp tục về ông hứa hẹn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn hiện đại.

Với đề tài “Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hoá truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX”, chúng tôi xem đó như lời tri ân của cháu con miền Nam đối với người đã góp công vun đắp, tôn tạo khu vườn văn học Nam bộ với những hoa thơm trái ngọt cho hậu thế. Đồng thời người viết cũng kiến nghị nên đưa tác giả Trần Quang Nghiệp vào các chuyên nghành có liên quan đến Văn học Việt Nam ở bậc Đại học và Cao đẳng để mọi người có cơ hội tiếp nhận và nghiên cứu sâu hơn.

Luận văn chưa hẳn được khai thác thỏa đáng, thấu đáo do hạn chế về mặt tư liệu nghiên cứu – cuộc đời và tác phẩm của Trần Quang Nghiệp. Hơn nữa, trong số những sáng tác của Trần Quang Nghiệp, có nhiều truyện ngắn đã bị thất lạc hoặc một vài văn bản bị hỏng không thể tìm hiểu được. Cho nên sự nghiệp sáng tác của Trần Quang Nghiệp vẫn là một đề tài cần tiếp tục khai thác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988), Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa

thế kỷ XX (1900 – 1945), NXB TP.HCM.

2. Nguyễn Kim Anh (2003), Về những tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của một số cây bút nữ Việt Nam, TCKHXH, số 5.

3. Nguyễn Kim Anh (2004), Những đóng góp của báo Nông cổ Mín Đàm trong sự hình thành tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX, TCVH, số 5.

4. Nguyễn Kim Anh (chủ biên) (2004), Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB ĐHQG TP.HCM.

5. Vũ Tuấn Anh (2002), Ba mươi năm đầu thế kỉ: Sự định hình tính chất mới, hệ

thống thể loại mới của văn học Việt Nam hiện đại, TCVH, số 12.

6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Huỳnh Kiều Nguyệt Diễm Cầm (2005), Tìm hiểu tiểu thuyết trên báo Lục tỉnh tân văn đầu thế kỷ XX, Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học, trường

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 81 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)