Quan niệm sáng tác

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 27 - 28)

7. Giới thiệu kết cấu của luận văn

1.2.2.Quan niệm sáng tác

Những quan niệm mới mẻ về văn học được nảy nở và tích luỹ dần từ chính đời sống văn học 20 năm đầu thế kỉ XX cùng với sự hỗ trợ và ảnh hưởng ngày càng mạnh của văn học phương Tây. Do vậy, quan niệm sáng tác của những nhà văn Nam bộ đầu thế kỉ XX tập trung vào hai nội dung chính:

các nhà văn Nam bộ thời kì này. Mục đích là bảo vệ đạo lý cương thường, nhằm nêu gương, thuyết phục hay răn dạy con người trong thời buổi “củi quế gạo châu”. Đạo lí đó để răn dạy con người nhưng phải xuất phát từ đời sống thực, hợp thời hợp thế chứ không cứng nhắc như trong văn học trung đại.

Thứ hai là song song với chức năng tải đạo, chức năng giải trí được đặt lên hàng đầu. Bởi vì, độc giả bấy giờ đa số là dân thị thành. Đứng trước cuộc sống bon chen cám dỗ của xã hội mới, họ cần sống thực, cần hiểu rõ, hiểu kĩ cuộc sống với đầy đủ những cung bậc, trạng thái của cảm xúc. Vì vậy, những tác phẩm văn học bấy giờ phải gây được những cảm giác mới lạ, hứng thú, tò mò và thật sự có ý nghĩa đối với họ. Chính vì yêu cầu này, ở giai đoạn mò mẫm thử nghiệm ban đầu, văn chương Nam bộ đã cố gắng hoàn thành tốt vai trò xã hội – đáp ứng thị hiếu công chúng đương thời – mà không chú ý lắm đến việc phải sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ điêu luyện như văn học miền Bắc. Cộng với việc các tờ báo trả nhuận bút những sáng tác được đăng khiến văn học trở thành một nghề trong xã hội. Nhà văn viết không phải mua vui, thưởng ngoạn hay lưu lại cho con cháu, “cất vào danh sơn”

mà họ viết vì cuộc sống mưu sinh áo cơm ghì sát đất (Nam Cao). Do vậy, để thu hút độc giả, họ phải viết những tác phẩm mang tính thời sự và gần gũi với công chúng độc giả đương thời.

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 27 - 28)