Cao đạo lý làm người

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 50 - 56)

7. Giới thiệu kết cấu của luận văn

2.2.cao đạo lý làm người

Xây dựng nên những tấm gương để người đời lấy đó mà răn mình, lấy đó mà noi theo là một trong những tiêu chí sáng tác của Trần Quang Nghiệp. Những bài học khuyên đời của ông vẫn tiếp nối đạo lí tốt đẹp của dân tộc và mang tư tưởng mới mẻ, tiến bộ.

Bên cạnh những con người vì tiền mà bất chấp tất cả vẫn có những con người coi trọng giá trị làm người, xem tiền là vật ngoài thân, quyết giữ lòng son dù hoàn cảnh xung quanh có nhiều cạm bẫy. Đó là vị bác sĩ có tấm lòng cao cả của một vị lương y như từ mẫu trong Cô gái phá thai. Vị bác sĩ ấy sống khảng khái như bình

minh đất trời, không vì tiền làm làm điều bất hơn bất nghĩa.

“Cô ấy rưng rưng nước mắt, giọng nói rất cảm động như vầy:

- Không, tôi không thể sống đặng, ông cứu tôi, bao nhiêu tiền tôi đền ơn cho. Quan thầy cười lạt mà cho rằng:

- Bao nhiêu tôi cũng không làm được…chúng tôi, trước khi cầm cái kéo, cây kim chích thuốc thì đã tuyên thệ trước mặt mấy thầy rằng không đặng dùng cái nghề của mình mà làm một việc bất chánh” [87].

Có những người dù đời sống có khó khăn nghèo đói vẫn cố gắng vượt qua hoàn cảnh, khắc phục sai lầm, mưu sinh bằng chính khả năng lao động của mình (Xâu chìa khóa). Thầy Hai Thông giữ tiền cho ông chủ bị mất năm ngàn đồng, ông chủ bắt thầy mỗi tháng phải lấy phân nửa số lương để trừ nợ. Cuộc sống thầy Hai Thông từ đó rất vất vả, vợ con cũng khổ lây. Thậm chí có lúc thầy nghĩ “muốn cho bớt khổ thì thầy phải tự giết mình hoặc là giết ông chủ đi thì xong”, hoặc có lúc cơ hội rất thuận tiện: thầy chỉ cần bước tới ít bước, sẵn có xâu chìa khóa trong tay, mở tủ lấy giấy nợ xé đi là xong chuyện. Thế nhưng thầy không làm được vì thầy còn có lương tâm của một con người. Chính lương tâm trong sạch của thầy khiến ông chủ nhận ra và trân trọng. Ông chủ xé giấy nợ trước mặt thầy, nói với thầy như nói với người em ruột thịt: “Tôi chẳng phải tiếc chi mà buộc thầy phải khổ cực trong hai năm trường, tôi cũng thương hại cho thầy lắm nhưng không lẽ tha thầy lập tức, phải làm vậy mới được. Bây giờ thầy đã biết ăn năn thì tôi vui mừng lắm”. Thật đáng quý và đáng trân trọng tấm lòng của hai người: một bên là người làm công nhưng thật thà, ngay thẳng; một bên là ông chủ với tấm lòng bao dung, độ lượng. Người làm lỗi thì cố gắng chuộc lỗi, được chủ tha thứ và thêm tin yêu bởi “biết ăn năn chừa lỗi và biết mình quấy mau toan cải quấy thì quí hóa vô cùng” [53, tr.135, tr.136]. Chỉ cần ngay thẳng, thật thà thì ông trời sẽ ban nhiều quà tặng quý giá. Trong truyện này, quà tặng đó chính là sự thấu hiểu, cảm thông giữa hai người thuộc hai giai cấp, tầng lớp khác nhau – hai giai cấp một thời khó có thể tìm được điểm tương đồng. Ông chủ đã tạo cơ hội để người nhân viên quay trở lại làm việc dù có lúc người nhân viên ấy bị tiền tài cám dỗ không làm chủ được bản thân mình.

thương mọi người nhất là những người phụ nữ nghèo khổ và bất hạnh. Điển hình là thầy Năm Kiên (Chẳng đi đâu mất), dù không giàu có gì nhưng sẵn sàng nhịn ăn nhịn

mặc lại nhà giây thép mua cho hai mẹ con cô giáo nghèo gần xóm cái măng-đa ba chục đồng. Về sau, khi thấy cô giáo ấy có ý trung nhân, dù lỡ duyên, Thầy Năm Kiên vẫn quân tử mà rằng: “Có chồng đã đáng tấm chồng, được vợ như vậy cũng đã đáng vợ, mình nên mừng dùm cho họ, nghĩ cho kĩ cái công của mình so xét thương tưởng bấy lâu và ba chục đồng bạc của mình cũng chẳng đi đâu mất” [89].

Bên cạnh, Trần Quang Nghiệp tôn vinh những người dù nghèo khổ những vẫn quyết giữ tròn đạo hiếu. Anh Hai Cung (Đêm thứ bảy) dù rất nghèo nhưng quyết không để mẹ mình chết lạnh lẽo. Anh leo vào nhà ông huyện Đảnh lấy trộm, bị ông bắt được, anh rơi nước mắt mà nói: “Tôi vui lòng đền tội quấy, nhưng sau khi tôi về bót rồi xin ông làm ơn giúp tiền cho vợ con tôi chôn mẹ tôi và cho chúng nó về xứ, tôi tuy ngồi khám mà chẳng dám quên ơn ông” [88]. Huyện Đảnh thương tình cho Hai Cung 50 đồng về làm tang mẹ. Hai cung hớn hở ra về, dọc đường gặp lính đi tuần bắt được, anh hết lời van xin nhưng vẫn bị lính lấy hết tiền bạc, và tống giam vào bót. Nghĩ đến cảnh vợ con nheo nhóc, mẹ già đắp chiếu lạnh lẽo, Hai Cung vừa đi vừa khóc ròng. Thật là tình cảnh đau khổ thấu trời xan

Sự chung thủy cũng là một trong những đức tính Trần Quang Nghiệp đề cao ca ngợi. Viết về đề tài này, truyện Người thương của tôi gây xúc động mãnh liệt, lấy đi biết bao nhiêu nước mắt những ai đã từng đọc qua. Truyện miêu tả cảm xúc đau đớn tột cùng của chàng trai khi người yêu chết. Chàng sống như chết đi một nửa hồn mình. “Tấm lòng của tôi, tôi giao trọn cho người nắm giữ. Trong một năm trường tôi sống trong tình dang díu của người, trong tay người, trong lòng người, tâm hồn tôi bị buộc, bị trói, tôi không còn biết được rằng hồi nào là ngày, hồi nào là đêm, không còn biết rằng tôi còn sống hay là đã chết, tôi ở trong trái đất này hay là ở ngoài càn khôn. Tôi mê người chứ không phải là thương người. Thật tình cảnh tôi tệ lắm mà nào tôi có biết ở đâu?. Bây giờ người đã chết rồi. Tại làm sao người chết? Tôi không còn biết, không còn biết gì hết thảy. Tôi đau đớn tận tâm can” [87]. Lúc người ta chôn người yêu, chàng khóc cạn khô hết nước mắt. Tối đến, một mình chàng mò mẫm lần đường ra nghĩa địa, ngồi ôm ngôi mộ khóc suốt đêm, ngất đi lúc nào không

hay. Sự đau khổ của chàng trai ấy có khác gì mấy so với sự đau khổ của Đạm Thủy khi Tố Tâm lìa trần trong “Tố Tâm” – của Hoàng Ngọc Phách.

Phẩm chất thứ hai mà Trần Quang Nghiệp ngợi ca chính là đức tính hy sinh, yêu chồng thương con của người phụ nữ. Bằng tấm lòng tận tụy, yêu chồng thương con tha thiết, người vợ đã giúp Phạm Thành Lượng vượt qua hoạn nạn (Tiệm Việt Hưng gần đóng cửa). Không nỡ nhìn thấy chồng mình vướng cảnh lao tù, người vợ đã gạt bỏ những e dè, tự ái cá nhân tìm đến tình cũ để cầu mong sự giúp đỡ. Chồng ghen tuông, gặng hỏi thì chị giấu, “đau đớn trong gan, nước mắt chảy tràn trụa, tức tưởi” chỉ biết khóc mà thôi. Lúc hiểu hết nguồn cơn, người chồng xúc động nói trong nghẹn ngào “Bây giờ tôi mới thật biết…xin mình tha lỗi cho tôi” [87]. Truyện ngắn

Tiệm Việt Hưng gần đóng cửa giống như một thanh âm trong sáng ca ngợi hạnh phúc gia đình giữa lúc tạp nhạp của xã hội. Một lần nữa nhắc nhở lớp nam thanh nữ tú nước nhà vẫn đang mải miết cổ súy cho phong trào Âu hóa – tự do yêu đương rằng :

Đạo nghĩa cương thường chớ đổi đừng thay.

Dẫu có làm nên danh vọng rủi có ăn mày thiếp cũng theo”.

Nếu Tiệm Việt Hưng gần đóng cửa, là bản giao hưởng ngợi ca đức hy sinh của người phụ nữ thì Ông tơ cắt cớ lại là khúc nhạc đồng quê tôn vinh đức tính vị tha của người vợ. Bối cảnh của truyện không phải diễn ra ở “thiềng thị” nữa mà là ở Kontum rừng thiêng nước độc, chỉ toàn dân Mọi sinh sống. Câu chuyện tình cảm động giữa người An Nam và cô gái dân tộc Mọi được tái hiện qua lời kể xúc động của Trương Minh Phòng khiến người đọc không cầm được nước mắt. Vì nghịch cảnh, người An Nam lạc bước đến Kontum, tá túc nhà cô gái Mọi. Trong nhà có một người con gái đen đúa song cũng dễ nhìn, người An Nam nọ tính chuyện qua đường, chọc chơi nhưng không ngờ cô này lại đem lòng thương mến. Đến ngày ra đi, cô gái khóc rống chạy theo sau lưng, làm người nọ không bỏ đi được mà ở lại mặc dù bụng thì rất buồn bực, bởi anh ta chê cô “đen xấu không vừa mắt”, vả lại phong tục tập quán thì kì dị không tài nào hòa hợp được. Một hôm, người ấy nhắm hướng, băng rừng chạy trốn. Trời gần sáng, trong lúc mon men xuống suối tìm nước bỗng thấy một bóng người núp trong bụi cây, người nọ giật mình rồi té nhào xuống đá mê man bất tỉnh. Chừng tỉnh dậy mở mắt xem thấy sau lưng có người đỡ, không ai đâu lạ ấy chính là

cô gái Mọi. Sau chuyện đó, tình yêu chân thành của cô gái đã cảm hóa được chàng trai. Từ đó, chàng nguyện ăn đời ở kiếp với người con gái ấy. Trãi qua thử thách này, người An Nam nọ mới hiểu thấu : “Một người đàn bà không tội tình gì, bị mình hủy hoại gương trinh lại còn toan bỏ bê giữa bể khổ non tình rồi mình lạc bước vào rừng, nó còn thương tưởng vượt núi tuôn đèo, chẳng kể thân vào miệng cọp, tìm cho được mình cứu mình thoát nạn thì dẫu mình không thương đi nữa cũng phải vì ân kết lấy làm tình mà ở cùng nó…” [53, tr.140]. Thế là sống với nhau ngót nghét mười bốn năm. Ngạn ngữ có câu: “Mỹ đức cao quý nhất trên đời chính là sự tha thứ”. Dù bị chồng ruồng rẫy nhưng người vợ vẫn âm thầm dõi theo bước chân của chồng, tìm cách cứu giúp khi chồng lâm nạn. Bằng tình yêu chân thật, cao thượng, không vụ lợi, người vợ tuy đen đúa, xấu kia đã thay đổi tình cảm của chồng mình. Đức tính vị tha, hy sinh là nguồn sáng duy nhất tiếp lửa cho gia đình Mọi đó. Truyện mang tính nhân văn cao cả - cách nhìn nhận mới về tình yêu và hôn nhân. Quan niệm “môn đăng hộ đối” không phải là xuất phát điểm cho một cuộc hôn nhân bền vững. Chỉ có lòng chân thành, trái tim cao cả, tâm không vụ lợi mới khiến tình yêu trở nên bất tử.

Trong “Tủi phận thuyền quyên”, một lần nữa đức tính vị tha, chịu thương chịu khó của người phụ nữ được nêu gương. Tuy bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi để chạy theo nhân tình, Thể Phụng vẫn tìm mọi cách để níu giữ hạnh phúc gia đình. Thể Phụng hết khóc lóc, van xin, dùng lời nhẹ nhàng khuyên nhủ cho đến giả bệnh, đánh ghen, làm hùng làm hổ mà vẫn không thể lay chuyển được chồng. Thậm chí, chồng âu yếm nhân tình ngay trước mặt mình, cô vẫn cắn răng chịu đựng một phần vì quá thương chồng, phần nữa lại sợ cảnh li tán bất hạnh sẽ đổ lên đầu con nhỏ. Đến khi không còn cách cứu vãn, Thể Phụng thu dọn đồ đạc, tay bồng con nhỏ quay trở về nhà cha mẹ ruột tá túc mà trong lòng cô vẫn hy vọng chồng sẽ ăn năn, hối lỗi. Trần Quang Nghiệp xây dựng nhân vật Thể Phụng như là hình mẫu tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam cao đẹp. “Tủi phận thuyền quyên” là nốt nhạc cao vút trong bản hòa tấu đặc biệt mà Trần Quang Nghiệp viết tặng cho tất cả những người phụ nữ Việt Nam vẫn còn chịu nhiều đau khổ như Thể Phụng. Truyện ngắn thể hiện cái nhìn đầy tính nhân bản của Trần Quang Nghiệp đối với phụ nữ Việt Nam.

Nghiệp cho mọi người thấy rằng trong xã hội bấy giờ không phải tất cả mọi con người đều xấu, đều bỉ ổi, ti tiện, đáng lên án. Đâu đó xung quanh cuộc sống của chúng ta vẫn có những con người lương thiện, luôn coi trọng nhân nghĩa, đạo lí làm người, từ đó khẳng định niềm tin vào cuộc sống của ông, dù thời thế xoay vần, xã hội biến đổi, tiền bạc chiếm ngôi, nhưng nếu ta sống như bình minh đất trời, biết vượt lên hoàn cảnh thì chúng ta có quyền ngẩng cao đầu mà bước tiếp, không sợ các thế lực tàn bạo .

Tiểu kết: Nội dung các đoản thiên của Trần Quang Nghiệp rất phong phú nhưng cơ bản nhất là xoay quanh cuộc sống thị thành. Có những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng dưới ngòi bút của Trần Quang Nghiệp vẫn có sức cuốn hút người đọc. Những sự kiện xảy ra trong cuộc sống được Trần Quang Nghiệp thể hiện gần như đầy đủ trong các tác phẩm như: sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình, sự suy đồi về đạo đức nhân cách của con người (lừa lọc, dối trá, mánh khóe trong kinh doanh), những tấm gương về đạo đức nhân cách...Viết về những đề tài hết sức quen thuộc, các thiên truyện của ông vẫn không đơn điệu mà chứa nhiều sức gợi cảm và suy nghĩ sâu xa. Mỗi lần đọc, độc giả lại vỡ thêm nhiều điều mới mẻ, thấy tâm hồn vang vọng không dứt những dư âm. Đó là những tác phẩm “nói” được nhiều hơn chính bản thân nó. Có thể chỉ là mẩu chuyện nhỏ, chỉ là câu chuyện bên lề cuộc sống, song chúng chuyển tải ý nghĩa lớn lao về mối quan hệ giữa con người - con người, vấn đề lương tâm xã hội, sự thức tỉnh những trái tim đang có nguy cơ cằn cỗi, chai sạn, lóa mắt trước thế lực đồng tiền. Sự ra đời các truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học: đó là sự thay đổi đề tài văn học; là quá trình xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị, những vấn đề mới mẻ của xã hội đương đại với cách viết hoàn toàn khác trước. Cùng với các truyện ngắn của mình, Trần Quang Nghiệp đã có những đóng góp không nhỏ cho văn học hiện thực phê phán giai đoạn sau.

CHƯƠNG III: NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUANG NGHIỆP

Nam bộ là miền đất mới của Tổ quốc. Chính vì vậy mà mảnh đất này không có một truyền thống văn chương bề thế như Bắc bộ. Nhưng Nam bộ là miền đất của những sự kiện mới mẻ mang tính chất khai phá. Có phải vì là vùng đất mới nên người ta dễ dàng tách khỏi những nề nếp cũ để hướng tới một kiểu sáng tác mới, mở đường cho hàng loạt những tác phẩm về sau? Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trên mảnh đất này đã hình thành một nền văn xuôi quốc ngữ đi trước miền Bắc, trong đó đáng kể nhất phải kể đến sự hình thành của dòng truyện ngắn quốc ngữ.

Tuy vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết truyền thống nhưng các nhà văn Nam bộ đã có ý thức về việc hướng ngòi bút của mình vào những lối viết mới mẻ, độc đáo. Trần Quang Nghiệp cũng không ngoại lệ, ông đang hòa mình trong dòng chảy cách tân nghệ thuật chung của văn học Nam bộ đầu thế kỉ và đã có những đóng góp giá trị đặc biệt trong địa hạt truyện ngắn.

Truyện ngắn, truyện vừa được xác định như “những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung bao trùm mọi phương diện của đời sống, nhưng có đặc điểm riêng là dung lượng ngắn và thường hướng đến việc khắc họa một hiện tượng trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn của mỗi con người”[30, tr.1846]. Bám sát đặc trưng này, truyện ngắn Trần Quang Nghiệp đi sâu xây dựng nhân vật, cốt truyện, kết cấu bằng lối hành văn trong sáng nhằm nêu bật nội dung chủ đạo của truyện.

Một phần của tài liệu đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx (Trang 50 - 56)