Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 51)

3.2.3.1 Thuận lợi

Công ty kiểm toán SVC với ưu thế là công ty kiểm toán đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, qua nhiều năm hoạt động, bằng năng lực chuyên môn cao và khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng và hiệu quả cao đã tạo dựng được uy tín, lòng tin cũng như nhiều mối quan hệ hợp tác, ký kết các hợp đồng giao dịch với nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Bên cạnh đó, công ty cũng có khả năng cạnh tranh cao với các công ty kiểm toán hiện có trong khu vực bằng giá phí hợp lý, hiệu quả làm việc cao và chất lượng.

Công ty có một đội ngũ nhân viên nhạy bén, có trình độ chuyên môn, chịu được áp lực công việc, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến cao. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên rất đoàn kết, hòa đồng, người cũ sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho người mới, cùng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Ngoài ra, do thị trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là một thị trường rộng lớn mà các công ty kiểm toán khu vực Tp. Hồ Chí Minh chưa khai thác hết. Vì vậy, khả năng mở rộng thị trường của công ty là vô cùng thuận lợi. Với số lượng các hợp đồng ngày càng gia tăng qua các năm, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tạo cơ sở vững chắc cho việc mở rộng quy mô cũng như cung cấp được nhiều dịch vụ chuyên ngành. Nhìn chung, các khách hàng của công ty đều là những khách hàng quen thuộc trong một số lĩnh vực (chế biến thủy sản, xây dựng, xổ số, lương thực…), đã từng ký hợp đồng kiểm toán nên việc thực hiện công việc tại đơn vị diễn ra khá thuận lợi, nhanh chóng tạo điều kiện cho các KTV thu thập được các thông tin, dữ liệu cần thiết khá hiệu quả. Bên cạnh đó, với chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên khá hiệu quả cùng với đội ngũ các KTV và trợ lý kiểm toán có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm và khả năng cập nhật, vận dụng kiến thức mới nhanh nhạy nên công tác kiểm toán gặp nhiều thuận lợi hơn. Quy trình kiểm toán của công ty thường xuyên được cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Áp lực đối với ngành chủ yếu là về thời gian hoàn tất để phát hành báo cáo kiểm toán vì có rất nhiều khách hàng cần công bố kết quả kiểm toán trong cùng một khoảng thời gian. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty khá gần gũi và thân thiện, tạo không khí làm việc nghiêm túc nhưng gắn bó, hỗ trợ tốt cho nhau.

3.2.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi có được, công ty cũng còn gặp phải một số khó khăn:

Chịu sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước.

Khi bước vào mùa kiểm toán khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thì khó khăn chính đối với công ty là thỏa thuận về thời gian, lịch trình làm việc và thời hạn hoàn tất để phát hành báo cáo kiểm toán khá gấp rút. Vì vậy, công việc tiến hành phải giản lược một số thủ tục để có thể hoàn thành đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời giảm bớt một phần chi phí kiểm toán. Công ty chủ yếu nhờ vào năng lực của các KTV có nhiều kinh nghiệm xét đoán để đưa ra các đánh giá khái quát về khách hàng, thay thế cho việc thực hiện từng bước nhỏ trong quy trình nhằm tiết kiệm thời gian.

Lĩnh vực kiểm toán cũng còn khá mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp còn chưa am hiểu hết, họ tỏ ra e dè và thiếu tinh thần hợp tác, gây không ít khó

khăn cho việc thực hiện kiểm toán. Ngoài ra, tuy có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán nhưng một số kế toán còn thụ động trong việc cập nhật kiến thức, thông tin mới cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán nên việc hạch toán không tránh khỏi nhiều sai sót, việc truy suất các thông tin kế toán cũng gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho các KTV. Ngoài ra, do số lượng công việc ngày càng gia tăng nên tình trạng thiếu nhân lực là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, công ty cũng còn thiếu một số điều kiện để thực hiện kiểm toán các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán làm cho lượng khách hàng của công ty bị hạn chế đáng kể.

3.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 3.3.1 Về khách hàng 3.3.1 Về khách hàng

Mở rộng địa bàn hoạt động, tăng cường mạng lưới khách hàng trong các lĩnh vực chưa được khai thác. Cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Duy trì khách hàng cũ, trong đó chú trọng các khách hàng truyền thống ở các ngành chế biến thủy sản, xây dựng, du lịch, xổ số, lương thực…

3.3.2 Về dịch vụ

Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán và quản lý, xúc tiến tiếp xúc với các tập đoàn quốc tế, chuẩn bị các điều kiện để trở thành thành viên của các tập đoàn kiểm toán. Phát triển dịch vụ tư vấn và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước để tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về quản lý, tài chính, kế toán, kiểm toán…Theo đó, đến năm 2018 dịch vụ tư vấn chiếm tỷ trọng 20% - 40% của doanh thu.

3.3.3 Tuyển dụng

Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, công ty tuyển dụng nhân viên chủ yếu từ các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, có học lực từ loại khá trở lên, có trình độ C ngoại ngữ và trình độ A, B tin học. Yếu tố ngoại hình cũng được xét trong quá trình xét tuyển. Việc thi tuyển được chọn qua 3 vòng:

- Sơ tuyển: xem xét sức khỏe học lực, nhân thân. - Thi tuyển: kế toán, kiểm toán, ngoại ngữ và tin học.

Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên của công ty, hằng năm công ty đều có kế hoạch cụ thể cho các lớp đào tạo nhân viên theo từng cấp độ khác nhau, công ty cũng khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ cho các nhân viên theo học các lớp sau đại học.

3.4 ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH HẢI SẢN ABC

3.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

3.4.1.1 Tìm hiểu khái quát về khách hàng

Trước khi tiến hành kiểm toán, công ty kiểm toán phải khảo sát khách hàng để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, bộ máy kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Công ty TNHH Hải sản ABC là khách hàng cũ của Công ty SVC thực hiện kiểm toán nên việc khảo sát khách hàng được tiến hành như những năm trước. Sau khi công ty nhận được thư mời kiểm toán của Công ty TNHH Hải sản ABC thì Công ty SVC đã cử KTV tiếp xúc trực tiếp với Công ty TNHH Hải sản ABC để khảo sát và đồng thời KTV đã xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước để nắm bắt được những thông tin cơ bản của công ty:

a. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Các thành viên của Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong năm tài chính và đến ngày lập BCTC gồm có:

Hội đồng thành viên

Ban Giám Đốc và Kế toán trưởng

Họtên Chức danh

Họ tên Chức danh

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa Chủ tịch

Ông Trần Văn Trường Giám đốc Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo Phó Giám đốc

Bà Lê Kim Hoàng Kế toán trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Hình thức sở hữu vốn

Công ty TNHH Hải Sản ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 572521000050 đăng ký lần đầu ngày 22/10/2008 và chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 30/01/2015 do Ban quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp.

Theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ tư, vốn điều lệ của Công ty là 24.775.500.000 VND theo tỷ lệ như sau:

Thành viên góp vốn Số tiền ( VND) Tỷ lệ (%)

- Công ty TNHH Đầu tư Mai Anh

22.793.460.000 92

- Ông Trần Văn Trường 1.238.775.000 5

- Ông Lê Văn Minh 743.265.000 3

Cộng 24.775.500.000 100

Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu thể hiện trên Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2015 là 24.775.500.000 VND và phù hợp với tỷ lệ nêu trên.

Trụ sở hoạt động của Công ty đặt tại Lô 14A5 Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

c. Lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất và thương mại.

d. Ngành nghề kinh doanh

Theo Giấy chứng nhận đầu tư , các ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Chế biến cá, thủy hải sản xuất khẩu;

- Cho thuê kho lạnh bảo quản thủy sản và thực phẩm; - Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm;

- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm như: thủy hải sản các loại, nông sản, thực phẩm chế biến các loại;

- Cung ứng lao động tạm thời;

- Mua bán thức ăn và nguyên liệu dùng làm thức ăn cho cá, tôm;

- Nhập khẩu tôm bố mẹ, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, gia công ngành thủy sản;

- Bán buôn xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng máy phục vụ sản xuất ngành thủy sản;

- Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản;

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty đến thời điểm lập báo cáo này là bao gồm:

- Chế biến cá, thủy hải sản xuất khẩu;

- Cho thuê kho lạnh bảo quản thủy sản và thực phẩm; - Cung ứng lao động tạm thời;

- Nhập khẩu tôm bố mẹ, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, gia công ngành thủy sản;

- Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản; - Mua bán phụ phẩm, phế phẩm từ thủy sản.

e. Thông tin kế toán

Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính

Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Công ty đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn và chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành trong việc lập và trình bày BCTC.

Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

Cơ sở lập báo cáo tài chính: BCTC được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.

f. Các chính sách kế toán áp dụng Các loại tỷ giá áp dụng trong kế toán

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành VND theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc chuyển đổi nêu trên được ghi nhận vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.

Cuối niên độ kế toán, số dư của khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu và phải trả có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá mua vào tại ngày 31/12/2015 của Ngân hàng thương mại nơi Công ty mở tài khoản công bố tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các khoản chênh lệch do tỷ giá do việc đánh giá lại nêu trên được xử lý theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được phản ánh theo giá gốc trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.

Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí sản xuất và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp Bình quân gia quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá ước tính của hàng tồn kho trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Tại ngày 31/12/2015, Công ty không có hàng tồn kho bị giảm giá cần trích lập dự phòng.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận căn cứ trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu và hóa đơn giá GTGT được lập khi hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp thỏa mãn các điều kiện của Chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu.

Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu trong năm bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại.

Năm 2015, Công ty áp dụng thuế suất thuế TNDN 15% cho lợi nhuận từ hoạt động chế biến trong lĩnh vực thủy sản theo Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội và thuế suất thuế TNDN 22% cho lợi nhuận từ các hoạt động còn lại.

Chi phí thuế TNDN trong năm được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Chi phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.

3.4.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Hải sản ABC

Để tìm hiểu HTKSNB của đơn vị kiểm toán viên thực hiện về các phương pháp: điều tra, phỏng vấn, quan sát....

Đối với Công ty TNHH Hải sản ABC thì KTV thiết kế bảng câu hỏi dạng câu hỏi để chọn mẫu thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Bảng 3.2: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Câu hỏi Thủ tục kiểm tra Kết quả

1. Hóa đơn bán hàng có được lập dựa trên đơn đặt hàng và lệnh xuất kho hay không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn mẫu ngẫu nhiên 20 hóa đơn trong năm. Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh xuất kho, phiếu xuất kho.

Tất cả các hóa đơn đều khớp với đơn đặt hàng và lệnh xuất kho. 2. Chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng có được đánh số trước khi sử dụng không? Chọn 3 tháng trong năm để mượn chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng. Kiểm tra việc đánh số thứ tự có liên tục không.

Tất cả các chứng từ đều được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng.

3. Công ty có phân cấp xét duyệt đối với từng hạn mức bán chịu hay không?

Chọn mẫu ngẫu nhiên 20 bộ chứng từ bán chịu để kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 51)