-Qua quan sát, phỏng vấn, bảng câu hỏi và thực hiện C110 – Kiểm tra hệ thống KSNB chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền có thể thấy được công ty
TNHH Hải sản ABC có đội nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, công ty có sự quản lý chặt chẽ từ cấp trên và HTKSNB của công ty cũng khá hữu hiệu nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát (CR) là 25% [xem
phụ lục 04].
- Rủi ro tiềm tàng là một rủi ro tiềm ẩn, vốn có trong mỗi công ty, nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, loại hình kinh doanh, năng lực của nhân viên trong công ty, đặc biệt phụ thuộc vào đặc điểm của khoản mục. Công ty TNHH Hải sản ABC là một công ty lớn, kinh doanh nhiều mặt hàng, hoạt động nhiều lĩnh vực và đặc biệt khoản mục nợ phải thu là một khoản mục khá nhạy cảm với gian lận và sai sót, có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh. Đồng thời KTV đưa ra một số câu hỏi về đánh giá áp lực với Ban Giám đốc và Kế toán trưởng.
Bảng 3.3: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG
Các áp lực của Ban quản trị và những vấn đề tài chính bất ổn Có Không
1. Ban giám đốc có chịu áp lực về doanh thu từ hội đồng thành viên
hay không?
2. Hoạt động của công ty có sụt giảm nhanh chóng hay không? 3. Khoản mục nợ phải thu có biến động lớn hay không?
4. Giá bán hàng hóa trong năm có biến động hay không? 5. Kế toán có chịu sức ép về thời hạn lập báo cáo hay không?
Như vậy đa số các trả lời là có nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng khá cao (IR=75%).
- Vì dựa trên tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn cùng với kinh nghiệm kiểm toán khá tốt của nhóm kiểm toán thực hiện quy trình kiểm toán, khả năng soát xét, đánh giá và nhìn nhận vấn đề khá chặt chẽ cũng như việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm khá hoàn chỉnh thì khả năng có rủi ro trong việc đưa ra ý kiến không hợp lý về báo cáo tài chính là rất thấp. Do đó, kiểm toán viên chấp nhận rủi ro kiểm toán là thấp (AR=5%).
- Rủi ro phát hiện được đánh giá sơ bộ như sau: DR = AR / (IR x CR) = 5% / (75%*25%) = 26,67%