Tìm hiểu khái quát về khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 54 - 61)

Trước khi tiến hành kiểm toán, công ty kiểm toán phải khảo sát khách hàng để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, bộ máy kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Công ty TNHH Hải sản ABC là khách hàng cũ của Công ty SVC thực hiện kiểm toán nên việc khảo sát khách hàng được tiến hành như những năm trước. Sau khi công ty nhận được thư mời kiểm toán của Công ty TNHH Hải sản ABC thì Công ty SVC đã cử KTV tiếp xúc trực tiếp với Công ty TNHH Hải sản ABC để khảo sát và đồng thời KTV đã xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước để nắm bắt được những thông tin cơ bản của công ty:

a. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Các thành viên của Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong năm tài chính và đến ngày lập BCTC gồm có:

Hội đồng thành viên

Ban Giám Đốc và Kế toán trưởng

Họtên Chức danh

Họ tên Chức danh

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa Chủ tịch

Ông Trần Văn Trường Giám đốc Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo Phó Giám đốc

Bà Lê Kim Hoàng Kế toán trưởng

b.Hình thức sở hữu vốn

Công ty TNHH Hải Sản ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 572521000050 đăng ký lần đầu ngày 22/10/2008 và chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 30/01/2015 do Ban quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp.

Theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ tư, vốn điều lệ của Công ty là 24.775.500.000 VND theo tỷ lệ như sau:

Thành viên góp vốn Số tiền ( VND) Tỷ lệ (%)

- Công ty TNHH Đầu tư Mai Anh

22.793.460.000 92

- Ông Trần Văn Trường 1.238.775.000 5

- Ông Lê Văn Minh 743.265.000 3

Cộng 24.775.500.000 100

Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu thể hiện trên Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2015 là 24.775.500.000 VND và phù hợp với tỷ lệ nêu trên.

Trụ sở hoạt động của Công ty đặt tại Lô 14A5 Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

c. Lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất và thương mại.

d. Ngành nghề kinh doanh

Theo Giấy chứng nhận đầu tư , các ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Chế biến cá, thủy hải sản xuất khẩu;

- Cho thuê kho lạnh bảo quản thủy sản và thực phẩm; - Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm;

- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm như: thủy hải sản các loại, nông sản, thực phẩm chế biến các loại;

- Cung ứng lao động tạm thời;

- Mua bán thức ăn và nguyên liệu dùng làm thức ăn cho cá, tôm;

- Nhập khẩu tôm bố mẹ, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, gia công ngành thủy sản; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bán buôn xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng máy phục vụ sản xuất ngành thủy sản;

- Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản;

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty đến thời điểm lập báo cáo này là bao gồm:

- Chế biến cá, thủy hải sản xuất khẩu;

- Cho thuê kho lạnh bảo quản thủy sản và thực phẩm; - Cung ứng lao động tạm thời;

- Nhập khẩu tôm bố mẹ, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, gia công ngành thủy sản;

- Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản; - Mua bán phụ phẩm, phế phẩm từ thủy sản.

e. Thông tin kế toán

Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính

Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Công ty đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn và chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành trong việc lập và trình bày BCTC.

Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

Cơ sở lập báo cáo tài chính: BCTC được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.

f. Các chính sách kế toán áp dụng Các loại tỷ giá áp dụng trong kế toán

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành VND theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc chuyển đổi nêu trên được ghi nhận vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.

Cuối niên độ kế toán, số dư của khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu và phải trả có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá mua vào tại ngày 31/12/2015 của Ngân hàng thương mại nơi Công ty mở tài khoản công bố tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các khoản chênh lệch do tỷ giá do việc đánh giá lại nêu trên được xử lý theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được phản ánh theo giá gốc trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.

Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí sản xuất và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp Bình quân gia quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá ước tính của hàng tồn kho trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Tại ngày 31/12/2015, Công ty không có hàng tồn kho bị giảm giá cần trích lập dự phòng.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận căn cứ trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu và hóa đơn giá GTGT được lập khi hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp thỏa mãn các điều kiện của Chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu.

Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu trong năm bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại.

Năm 2015, Công ty áp dụng thuế suất thuế TNDN 15% cho lợi nhuận từ hoạt động chế biến trong lĩnh vực thủy sản theo Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội và thuế suất thuế TNDN 22% cho lợi nhuận từ các hoạt động còn lại.

Chi phí thuế TNDN trong năm được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Chi phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.

3.4.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Hải sản ABC

Để tìm hiểu HTKSNB của đơn vị kiểm toán viên thực hiện về các phương pháp: điều tra, phỏng vấn, quan sát....

Đối với Công ty TNHH Hải sản ABC thì KTV thiết kế bảng câu hỏi dạng câu hỏi để chọn mẫu thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Bảng 3.2: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Câu hỏi Thủ tục kiểm tra Kết quả

1. Hóa đơn bán hàng có được lập dựa trên đơn đặt hàng và lệnh xuất kho hay không?

Chọn mẫu ngẫu nhiên 20 hóa đơn trong năm. Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh xuất kho, phiếu xuất kho.

Tất cả các hóa đơn đều khớp với đơn đặt hàng và lệnh xuất kho. 2. Chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng có được đánh số trước khi sử dụng không? Chọn 3 tháng trong năm để mượn chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng. Kiểm tra việc đánh số thứ tự có liên tục không.

Tất cả các chứng từ đều được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng.

3. Công ty có phân cấp xét duyệt đối với từng hạn mức bán chịu hay không?

Chọn mẫu ngẫu nhiên 20 bộ chứng từ bán chịu để kiểm tra.

Công ty có lập định mức tín dụng cho bán chịu nhưng chưa phân cấp xét duyệt cho từng hạn mức bán chịu khác nhau. 4. Có bảng giá được

duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn không?

Kiểm tra, đối chiếu giá bán với bảng giá áp dụng tại thời điểm đó. Xem xét sự phê duyệt nếu có thay đổi giá bán.

Công ty có lập bảng giá và xét duyệt để làm cơ sở tính tiền cho các hóa đơn bán hàng.

5. Hàng tháng có gửi một bảng sao kê công nợ cho khách hàng không?

Chọn 3 tháng trong năm để mượn biên bản đối chiếu công nợ với KH. Đối chiếu số liệu với sổ kế toán. Xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có).

Công ty có đối chiếu công nợ với khách hàng nhưng không thường xuyên.

trách nhiệm giữa các bộ phận hay không?

của công ty. trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán công nợ; giữa bộ phận bán hàng và bộ phận tín dụng; có tách biệt bộ phận giao hàng và bộ phận kho. 7. Có quy định chính sách bán chịu, chiết khấu, lập dự phòng không?

Yêu cầu Ban giám đốc cho xem các văn bản quy định về chính sách bán chịu, chiết khấu, trích lập dự phòng để kiểm tra. Công ty có quy định cụ thể bằng văn bản các chính sách bán chịu, chiết khấu, lập dự phòng và phổ biến đến từng phòng ban các liên quan. 8. Cuối tháng có so sánh

số dư trên các sổ chi tiết của người bán với sổ cái không?

Chọn 3 tháng để mượn sổ chi tiết và sổ cái kiểm tra số liệu.

Công ty có đối chiếu số dư trên sổ chi tiết người bán với sổ cái vào các ngày cuối tháng.

( Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ)

Nhận xét:

Qua đó, KTV đánh giá HTKSNB của công ty là khá hữu hiệu. Ưu điểm của HTKSNB trong chu trình là có một số quy định về phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận, các quá trình kiểm soát đều được công ty thực hiện. Tuy nhiên có một vài thủ tục chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt như chưa có sự phân cấp xét duyệt đối với từng hạn mức bán chịu hay việc hàng tháng có gửi một bảng sao kê công nợ cho khách hàng vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá chung:

Công ty kiểm toán SVC đã thực hiện khá đầy đủ các công việc trong quá trình tìm hiểu HTKSNB tại đơn vị: tìm hiểu thông tin về công ty TNHH Hải sản ABC, trực tiếp phỏng vấn kế toán trưởng và thông qua bảng câu hỏi đã được SVC thiết kế, kết hợp với quan sát sự vận hành của các nghiệp vụ và chứng từ để từ đó đưa ra nhận xét về HTKSNB của công ty TNHH Hải sản

ABC.

Tuy nhiên, số lượng câu hỏi trong bảng câu hỏi áp dụng cho phần hành nợ phải thu khách hàng tương đối ít nên khó có thể đánh giá một cách chính xác HTKSNB của đơn vị. Chính vì vậy, nhìn chung bảng câu hỏi có thể cho

KTV nhận xét được phần nào HTKSNB của đơn vị nhưng độ chính xác vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 54 - 61)