Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 36 - 41)

Bảng 2.3: BẢNG THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT

Sai sót tiềm tàng Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát

1. Bán hàng cho khách hàng không có thật, không đủ khả năng thanh toán.

Chỉ gửi hàng khi có lệnh bán hàng được xét duyệt bởi người có thẩm quyền

Chọn mẫu đơn đặt hàng và lệnh bán hàng tương ứng để kiểm tra việc xét duyệt.

Lãi gộp Doanh thu 2. Hàng ký gửi bị ghi

nhầm vào Doanh thu bán hàng.

Sử dụng biểu mẫu, chứng từ riêng để phản ánh các trường hợp hàng gửi đi bán.

Chọn mẫu kiểm tra các chứng từ phản ánh nghiệp vụ hàng gửi đi bán. 3. Nhân viên chiếm dụng

số tiền thu được từ khách hàng.

Phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán công nợ.

Đồng thời, quy định số tiền trên mức nào đó phải được gửi ngân hàng.

Quan sát việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận.

Chọn mẫu các giấy nộp tiền để kiểm tra việc gửi tiền vào ngân hàng. 4. Hàng bị trả lại không

đúng; nghiệp vụ trả lại hàng không được ghi nhận, không được xét duyệt của người có thẩm quyền.

Quy định chỉ lập chứng từ trả lại hàng dựa trên phiếu nhập kho.

Chọn mẫu các chứng từ trả lại hàng để kiểm tra có xét duyệt hay không và đối chiếu với các phiếu nhập kho tương ứng.

( Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ)

- Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản: Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát như trên, KTV sẽ đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan tới khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, KTV nhận diện những điểm yếu của hệ thống KSNB để mở rộng những thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu những thử nghiệm cơ bản.

a) Thử nghiệm cơ bản: - Thủ tục phân tích

Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết. Một số thủ tục phân tích thường sử dụng:

* Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu:

Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu=

Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước.

Doanh thu bán chịu Nợ phải thu bình quân

Dự phòng phải thu khó đòi Doanh thu bán chịu

Số vòng quay nợ phải thu=

Số vòng quay nợ phải thu được tính trên cơ sở đem chia doanh thu bán chịu cho nợ phải thu khách hàng bình quân. Sau đó so sánh tỷ số này với số liệu của ngành hoặc của năm trước.

- Kiểm toán viên có thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ cuối kỳ với đầu kỳ để ghi nhận những biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau.

* Tính tỷ số dự phòng trên số dư nợ phải thu khách hàng:

Chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khách hàng = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc so sánh tỷ số này với tỷ số năm trước rất hữu ích vì giúp KTV đánh giá sự hợp lý của việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

b) Thử nghiệm chi tiết:

- Thử nghiệm 1: Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết sổ cái.

Thử nghiệm chi tiết về nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Trước hết, kiểm toán viên kiểm tra việc cộng dồn hàng ngang và hàng dọc. Sau đó, xem xét đến tính hợp lý của việc phân loại công nợ, thông qua việc chọn ra một số khách hàng để đối chiếu với sổ chi tiết của họ và kỳ hạn thanh toán. Số tổng cộng trên bảng cũng được sử dụng để đối chiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Ngoài ra, cần kiểm tra lại tổng cộng số dư trên các Sổ chi tiết và đối chiếu với tổng số dư trên Sổ cái.

Để xác nhận tính có thực (hiện hữu) của nợ phải thu khách hàng, thử nghiệp phổ biến nhất là gửi thư xác nhận. Đây là thử nghiệm quan trọng nhất và được đề cập trong VAS 501 “Bằng chứng kiểm toán – Các chỉ dẫn bổ sung cho một số khoản mục đặc biệt” và VAS 505 “Thông tin xác nhận từ bên ngoài”.

- Thử nghiệm 3: Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi hiện nay được thực hiện theo thông tư số 89/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng.

Kiểm toán viên cần kiểm tra sự hợp lý của các căn cứ dùng tính toán mức dự phòng.

Kiểm toán viên cần kiểm tra sự xét duyệt đối với những khoản Nợ phải thu khách hàng có số tiền đáng kể lại bị xóa sổ do không thu hồi được. Bước đầu tiên của quá trình kiểm toán khoản dự phòng này là xem xét kết quả của các thử nghiệm khác có liên quan đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp.

Để xem xét tính hợp lý của mức dự phòng, KTV có thể thực hiện các bước công việc sau:

+ So sánh chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước. Xem xét các khoản nợ còn tồn đọng vào cuối năm nhưng vẫn chưa thu được vào các tháng đầu năm sau. KTV cần lưu ý đến các yếu tố như mức thanh toán, ngày thanh toán, cũng như các khoản bán gần nhất cho những khách hàng được thực hiện theo hình thức bán chịu hay bán thu tiền ngay.

+ Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường. KTV cần quan tâm đến tình hình chung của nền kinh tế hay của ngành nghề khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vào ngày đáo hạn.

+ Rà soát lại các thư xác nhận của khách hàng, đặc biệt đối với các khoản công nợ còn đang tranh chấp để tìm ra các dấu hiệu chỉ dẫn về những khoản nợ có thể không thu hồi được.

+ Tổng cộng tất cả những khoản nợ phải thu khách hàng có khả năng không thu hồi được ước tính dựa trên những thủ tục kiểm toán đã thực hiện,

sau đó lập danh sách những khách hàng nghi ngờ sẽ không đòi được, ghi lý do và ước tính mức dự phòng cần lập.

+ Ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán về ý kiến của nhân viên phụ trách bán chịu đối với số tiền ước tính không thu hồi được của từng khoản nợ phải thu khách hàng trên danh sách, và giải thích mức dự phòng phải thu khó đòi đã lập.

+ Tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi với nợ phải thu khách hàng và doanh thu bán chịu. Đồng thời phải so sánh với tỷ số của năm trước, nếu có những khoản chênh lệch lớn thì cần phải xác minh rõ nguyên nhân.

- Thử nghiệm 4: Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng.

+ KTV lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan.

+ KTV cần xem xét cẩn thận tất cả các khoản hàng bán bị trả lại sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tài liệu xác nhân công nợ có liên quan. Nếu phát hiện sai sót, KTV sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh để phản ánh doanh thu đúng niên độ.

+ KTV cần chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên các chứng từ chuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán.

- Thử nghiệm 5: Xem xét các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố thế chấp.

Trong một số trường hợp, đơn vị không còn đầy đủ quyền đối với các khoản nợ vì một số đã được đi cầm cố, thế chấp. Bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản phải thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. Ngoài ra, việc phân tích tài khoản chi phí lãi vay có thể giúp kiểm toán viên phát hiện chi phí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp từ đó lần ra các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp nợ phải thu khách hàng.

- Thử nghiệm 6: Đánh giá chung về sự trình bày và công bố các khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính.

+ Thông qua việc kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ, KTV sẽ xem xét các khoản phải thu khách hàng ghi trong bảng này có được phân loại đúng hay không, tức là có được tách biệt với các khoản nợ phải thu khác như nợ phải thu của các chi nhánh, phải thu tạm ứng cho nhân viên hay không.

+ Cần lưu ý khoản nợ phải thu khách hàng có số dư Có, phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán trong khoản nợ phải trả. Bên cạnh đó, KTV phải xem xét việc trình bày và công bố khoản nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính có tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 36 - 41)