II. GIẢI PHÁP THƯ VIỆN SỐ DLIB: 1 Căn cứ pháp lý của giải pháp DLIB
5. Hiệu quả kinh tế xã hội mà giải pháp mang lạ
a. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lí, khai thác nguồn tài ngyên số là giải pháp tối ưu để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo ra môi trường thuận lợi đối với việc học tập, nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng.
b. Góp phần làm sáng tỏ và trình bày một cách hệ thống các cơ sở lí luận của việc xây dựng và thiết kế thư viện điện tử, thư viện số trong xu thế hiện nay.
c. Sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện dạy học sẽ giúp cho người học chiếm lĩnh được kiến thức vững chắc. Người học phải sử dụng đồng thời các giác quan, phải thường xuyên hoạt động, do đó tính tích cực hóa hoạt động học tập được nâng cao (nhìn nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn,...). Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học theo nghĩa của tâm lí học thông tin là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn.
d. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lí nguồn tài nguyên số là giải pháp tối ưu để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo ra môi trường thuận lợi đối với việc học tập, nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng. Đây là xu hướng phát triển giáo dục tất yếu trong tương lai.
Thư viện Trường CĐSP TT Huế đã triển khai giải pháp thư viện số Dlib và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2012 với địa chỉ:http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/
Hiện tại, giảng viên của trường được cấp tài khoản miễn phí, sinh viên đóng 5.000đ/tháng và được sở hữu một số lượng tài nguyên số khổng lồ trên 1,2 triệu tài liệu số để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu tại trường.
Ngoài ra, giải pháp thư viện số DLib cũng đã được nhân rộng cho thư viện các trường như Đại học Khoa học, Sư phạm, Kinh tế, Khoa Du lịch (Đại học Huế), CĐCN Huế, TC Âu Lạc Huế... và trên 100 trường đại học, cao đẳng, trung tâm học liệu, thư viện công cộng trong toàn quốc.
g. Những điểm cần khắc phục
Cần tăng cường hơn nữa công tác tư vấn cho lãnh đạo các trường ĐH-CĐ để chỉ đạo các trung tâm thông tin thư viện tiến hành triển khai giải pháp thư viện số vì lợi ích thiết thực của giải pháp.
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
Chưa tổ chức hội nghị để tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của giải pháp giữa các trung tâm thông tin thư viện các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc.
III. KẾT LUẬN:
Với tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ”, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam đã tham gia phong trào tài nguyên giáo dục mở để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai nguồn tài nguyên này sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là từ các nước đang phát triển như Việt Nam, đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới. Việt Nam cần phải làm gì đó để mang nguồn tài nguyên này về cho người dùng trong nước. Rõ ràng giải pháp Thư viện số DLIB đã đáp ứng được các yêu cầu của dự án OECD / CERI về OER
Những kết quả từ thực tiễn triển khai có hiệu quả mà giải pháp đạt được tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của CNTT trong việc đổi mới phương pháp Dạy và Học mà tiêu biểu là việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên số trong thư viện các trường ĐH, CĐ phục vụ đắc lực cho đào tạo theo học chế tín chỉ.
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt I. Tài liệu tiếng Việt
1. Hứa, Văn Thành (2012). Các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên thông tin phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Thư viện Trường CĐSP TT Huế: Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 03 năm đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường CĐSP TT Huế
2. Nguyễn, Minh Hiệp (2012). Bài giảng tổ chức và quản lý thư viện hiện đại.- Tp. Hồ Chí Minh: Thư viện ĐHKH Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, 2012.
3. Nguyễn, Công Hà (2012). Giải pháp thư viện số.- Tp. Hồ Chí Minh: Công ty VDOC, 2012.
4. Huỳnh, Đình Chiến; Huỳnh, Thị Xuân Phương (2008). Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của CBGV và SV Đại học Huế: Tham luận tại hội nghị Thư viện các trường ĐH, CĐ toàn quốc lần thứ 1, Đà Nẵng ngày 9.10.2008
5. Hoàng, Thị Thục (2008). Hợp tác thư viện – Một giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh: Tham luận tại hội nghị Thư viện các trường ĐH, CĐ toàn quốc lần thứ 1, Đà Nẵng ngày 9.10.2008
6. Hứa, Văn Thành (2013). Thư viện số Elib – Giải pháp phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện trường đại học, cao đẳng. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3/2013. Tr.:38-42
7. Hứa, Văn Thành (2013). Giải pháp thư viện số phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong thư viện các trường đại học, cao đẳng phục vụ đào tao theo học chế tín chỉ. : báo cáo tại Hội thảo Phương hướng, chiến lược và sáng kiến cho một ngành thông tin – thư viện phát triển liên tục và bền vững.- Trung tâm Học liệu ĐH Huế, tháng 5/2013.- Tr.:61-68
8. Hứa, Văn Thành (2014). Vấn đề bản quyền và chia sẻ nguồn tài liệu điện tử trong thư viện các trường đại học, cao đẳng : Báo cáo tại hội thảo Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử .- Đai học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2014.- Tr.: 16-20
9. Hứa, Văn Thành (2015). Giải pháp thư viện số Dlib cho thư viện các trường ĐH-CĐ.-Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.- 29 Tr. (Đề tài đạt giải Ba Hội
thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 và đang tham gia Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc năm 2015)
10. Website : http://www.dlib.vn
11. Phóng sự của VTC2 http://dlib.vn/chi-tiet/phong-su-xa-hoi-thong-tin-tim- kiem-va-chia-se-tai-lieu-truc-tuyen-made-in-viet-nam-giai-phap-tvs-_23.html