III. Giải pháp đề xuất cho việc phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên điện tử của thư viện trường Đại học
LEARNING COMMONS – KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG
LƯƠNG THỊ THẮM
Công ty CP Thông tin & Công nghệ số
Tóm tắt: Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng, vì vậy việc đầu tư cho phát triển thư viện là việc rất cần thiết. Tại Việt Nam, các thư viện đang ngày càng được chú trọng và quan tâm, đặc biệt có một số thư viện lớn đã xây dựng và phát triển hướng theo mô hình thư viện hiện đại của nước ngoài và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, với xu thế phát triển của các thư viện trên thế giới hiện nay, mô hình được xem là ưu việt nhất: Learning commons – Không gian học tập chung là mô hình kết hợp giữa thư viện với công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ học tập nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đáp ứng được tối đa các nhu cầu của người dùng. Bài viết đưa ra những khái niệm và cấu thành cơ bản của mô hình Learning commons, bên cạnh đó đề xuất một mô hình kết hợp giữa Learning Commons hiện đại và thư viện phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
“Tôi để ý thấy rằng, hễ đoàn khách nào đến thăm trường ta thì họ đều muốn đến thăm Thư viện. Đối với khách quốc tế thì điều này càng hiển nhiên rõ ràng hơn. Những ai đi Thư viện thường xuyên, chắc chắn thấy không dưới chục lần các nhân viên Thư viện và ban giám hiệu nhà trường dẫn các đoàn khách tham quan vòng quanh Thư viện. Có khi nào các bạn đặt ra câu hỏi “Tại sao các đoàn khách lại đặc biệt quan tâm đến Thư viện như vậy” không?”[1]. Có thể nói một cách đơn giản, thư viện được quan tâm đặc biệt như vậy chính là vì chức năng, nhiệm vụ của nó trong các trường đại học. Thư viện hoạt động dựa trên 4 chức năng chính là: Thông tin, giáo dục, văn hóa và giải trí. Với những chức năng này, thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho người dùng kho tàng tri thức khổng lồ, những dịch vụ phục vụ cho học tập nghiên cứu hay đơn giản chỉ là không gian để giải trí, thư giãn. Đó là lí do vì sao mà xây dựng một thư viện hiện đại, nhiều chức năng, nhiều dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên và giảng viên lại quan trọng như vậy.
Tuy nhiên, để xây dựng được một thư viện hiện đại và phục vụ người dùng một cách tốt nhất vẫn đang là một bài toán không dễ dàng tìm ra câu trả lời. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, thư viện phải luôn thay đổi, cập nhật, làm mới mình để có thể phục vụ người dùng một cách tốt nhất. Đối với vấn đề này, các thư viện nước ngoài hiện đang làm rất tốt và các thư viện tại Việt Nam cũng đang hướng theo những mô hình thư viện hiện đại và đang chuyển mình một cách nhanh chóng, rõ rệt. Bài viết này xin đưa ra một mô hình thư viện hiện đại đã được rất nhiều các thư viện trên thế giới áp dụng và các thư viện Việt Nam đang dần hướng tới. Đó là mô hình Learning Commons – Không gian học tập chung.
Learning Commons được định nghĩa như là một không gian giáo dục, tương tự như thư viện và lớp học trong đó có các không gian và hạ tầng thiết bị phục vụ việc đọc, nghiên cứu, tự học, làm việc nhóm, sáng tạo, gặp gỡ, hay đơn thuần chỉ là thư
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
giãn… Learning commons là sự kết hợp giữa thư viện với công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ học tập nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đáp ứng được tối đa các nhu cầu của người dùng. Đây là một không gian học tập năng động với kiến trúc, nội thất, trang thiết bị công nghệ và cách thức tổ chức quản lí luôn hướng đến người dùng. Áp dụng mô hình này, người dùng thư viện có thể phát huy tối đa những không gian chung để tự tra cứu, học, đọc tài liệu hoặc nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề quan tâm, hoặc đơn giản chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn. Mô hình cho phép người dùng chủ động tiếp cận tài liệu và sử dụng những trang thiết bị hiện đại mà không cần sự can thiệp của thủ thư. Như vậy không gian thư viện sẽ phát huy tối đa tính chủ động của người dùng, từ đó đem lại cho họ cảm giác thoải mái, tiện nghi nhất, cùng với hiệu quả học tập, nghiên cứu tốt nhất.
Ý tưởng xây dựng những Learning Commons trong thư viện được bắt nguồn từ những nhà Thư viện học Hoa Kỳ vào những năm 90 của thế kỉ XX. Những Learning Commons đầu tiên được xây dựng tại Thư viện Đại học Iowa (1992) và Nam California (1994) của Mỹ và đã được nhân rộng ra rất nhiều thư viện trên Thế giới. Một mô hình Learning commons đúng nghĩa bao gồm nhiều khu vực chức năng và thành phần công nghệ hiện đại, là sự kết hợp hài hòa giữa thư viện, trung tâm giảng dạy, trung tâm đa phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ học tập khác. Tại Việt Nam, mô hình này đã xuất hiện và bước đầu đã được các thư viện triển khai, áp dụng.
Tuy nhiên, để xây dựng một Learning Commons đúng nghĩa yêu cầu khá lớn về vốn đầu tư, hiểu biết công nghệ và kiến thức để tổ chức và vận hành mô hình này. Và để xây dựng thành công mô hình Learning commons, các trường đại học phải có tầm nhìn, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế và đặc biệt là lấy người học làm trung tâm. Vì vậy, đối với điều kiện của các thư viện Việt Nam hiện nay để xây dựng được một Learning commons đúng nghĩa sẽ là những bước đi khó khăn và lâu dài. Vậy nên, thông qua quá trình tìm hiểu, tham gia đào tạo tại một số khóa học quốc tế, cùng với kinh nghiệm tư vấn, triển khai mô hình và giải pháp công nghệ tại các thư viện, chúng tôi xin được đưa ra một mô hình kết hợp giữa Learning Commons hiện đại và thư viện với các chức năng cơ bản của nó. Đây có thể là một nét mới, một sự kết hợp hài hòa nhất, phù hợp nhất trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Mô hình bao gồm những phòng/ khu vực chức năng sau: