II. Tài liệu tiếng Anh
TẠI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Th.s. QUẢN THỊ HOA
Khoa: TV-TT; trường ĐHVH tp. HCM
ĐT: 0945354316
Mail: quanhoa.tnn@gmail.com
Tóm tắt: Biên mục sao chép, kiểm soát chất lượng biểu ghi, mượn liên thư viện, giảm thiểu kinh phí xử lý thông tin và kinh phí bổ sung là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động thư viện. Một trong những hướng giải pháp là xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến (Online Union Catalogs) (viết tắt MLLHTT) cho các thư viện trong hệ thống. Bài viết đề cập tới vai trò của việc xây dựng MLLHTT và các giải pháp nhằm xây dựng MLLHTT cho các thư viện đại học nhằm phát huy vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động; vai trò của thư viện trong công tác học tập và giảng dạy trong các trường đại học hiện nay.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của Công nghệ Thông tin với những thành tựu không thể phủ nhận đó là số hóa tất cả dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số liệu, âm thanh, hình ảnh đều có thể đưa vào dạng kỹ thuật số để máy tính có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta có thể dễ dàng thu nhập, chia sẻ thông tin theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt những sự thay đổi về các tập tục, thói quen truyền thống. Với tất cả những sự ưu việt về khả năng lưu trữ, tốc độ, tiện ích có thể truy nhập không bị giới hạn về không gian, thời gian, địa lý… Công nghệ thông tin được ứng dụng góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động của con người trong mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động thư viện
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện giúp cho thư viện thay đổi phương thức hoạt động từ một thư viện truyền thống với việc quản lý và phục vụ bạn đọc một cách thủ công, thụ động để trở thành một thư viện năng động với khả năng quản lý, truy xuất, quảng bá nguồn lực thông tin cũng như kết nối, thu hút người dùng tin đến sử dụng hiệu quả thư viện, nâng cao giá trị hoạt động của thư viện trong xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho cán bộ thư viện nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động, giảm nhẹ sức ép của công việc, tạo môi trường làm việc hiện đại nhằm cung ứng các dịch vụ tiện ích và sản phẩm thông tin ngày càng chất lượng cho người dùng tin, chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng hầu hết trong các hệ thống thư viện của cả nước và đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
Thư viện đại học, với vai trò là môi trường học tập thứ hai sau giảng đường là nơi cung ứng tri thức, phát huy ý thức tự học năng động cho người học; là địa chỉ tin cậy trong việc cung cấp những thông tin khoa học mới mẻ, những thành quả công trình nghiên cứu khoa học của các cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường; là nơi kết
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
nối, chia sẻ các kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, khuyến khích nghiên cứu khoa học trong toàn trường cũng như bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn... là nền tảng cho việc đổi mới giáo dục, thay đổi phương thức giáo dục theo cách tiếp cận người học, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như khẳng định được vai trò của thư viện trong nhà trường. Tuy nhiên, thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện các trường vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ dẫn đến việc khó có thể liên kết, chia sẻ cơ sở dữ liệu trong hệ thống các thư viện, cũng như tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận thông tin thông qua các công cụ tra cứu hiện đại theo xu hướng mở không bị bó hẹp bởi ranh giới địa lý, vùng, miền... giảm bớt áp lực về kinh phí cho các thư viện trong cùng hệ thống, hướng tới mô hình thư viện hiện đại, thư viện số, thư viện điện tử...
Muốn làm việc điều đó đòi hỏi các thư viện trong các thư viện giáo dục và đào tạo phải xây dụng Mục lục liên hợp trực tuyến (Online Union Catalogs) cho toàn hệ thống, xây dựng cổng thông tin thư mục thống nhất giúp người dùng tin tiếp cận tới toàn bộ cơ sở dữ liệu của các đơn vị thành viên tham gia. Thông qua hệ thống không chỉ bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin mình cần mà còn giúp cán bộ thư viện có thể tái sử dụng các kết quả biên mục, các thư viện thành viên có thể liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin với nhau. Đặc biệt với các tính năng ưu việt không thể phủ nhận của tài liệu số, tài liệu điện tử giúp cho bạn đọc có thể tiếp cận đọc tài liệu trên nhiều giao diện của Website, mục lục liên hợp chính là cổng thông tin thư mục thống nhất giúp bạn đọc tiếp cận tới toàn bộ cơ sở dữ liệu của các đơn vị thành viên tham gia. Với một hệ thống mục lục trực tuyến lớn tới hàng chục triệu biểu ghi, người dùng có thể truy xuất tới tất cả các dữ liệu trong toàn bộ các thành viên trong hệ thống một cách nhanh chóng và tiện lợi, mở rộng phạm vi tìm kiếm và khả năng đáp ứng được mở rộng, hàm lượng thông tin có chất lượng, đáp ứng cao nhu cầu của người dùng, tiết kiệm thời gian, thỏa mãn và khuyến khích người dùng sử dụng, tạo mối liên kết và nâng cao vai trò, vị thế của thư viện trong xã hội…
Về mặt thuận lợi, trong những năm gần đây, nhận rõ được vai trò của thư viện trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy, hầu hết các thư viện trong các trường đại học đã được chú trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện chuyên nghiệp, năng động … việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã mang lại một diện mạo mới trong hoạt động với các tính năng tiện ích, giúp thư viện hoạt động theo hướng tự động, giảm bớt lao động thủ công, tạo ra các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ thân thiện với người dùng. Với việc áp dụng các phầm mềm thư viện điện tử tích hợp, xây dựng Website đã giúp cho các thư viện xây dựng được các cơ sở dữ liệu, thiết lập mục lục tra cứu trực tuyến trên OPAC cũng như tạo ra các kênh trao đổi thông tin, tư vấn người dùng online…
Tuy nhiên, những tiện ích đó chỉ bó hẹp trong hoạt động của một thư viện với những người đọc là thành viên trong trường, tạo rào cản về thủ tục hành chính khi thư viện muốn mở rộng đối tượng phục vụ. Việc áp dụng các phần mềm cũng phụ thuộc
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
xử lý thông tin, xử lý tiền máy để tạo lập cơ sở dữ liệu trong các thư viện cũng chưa có sự thống nhất về sử dụng các công cụ kiểm soát (khung phân loại, bộ tiêu đề chủ đề, từ khóa, từ chuẩn, quy tắc biên mục…) trong khi đó mục lục liên hợp đòi hỏi tính thống nhất và chuẩn hóa cao, bao gồm thống nhất bảng mã (Unicode) khổ mẫu trao đổi (MARC 21), thống nhất sử dụng các công cụ kiểm soát trong biên mục cũng như miêu tả cá biệt trong các thư viện trong cùng hệ thống. Việc chưa thống nhất đã tạo nên rào cản cho việc liên kết, chia sẻ nguồn lực, cung cấp và khai thác thông tin trong các thư viện trong cùng hệ thống tạo cổng thông tin tập trung, , kiểm soát chất lượng thông tin, giảm thiểu chi phí xử lý thông tin, tiết kiệm kinh phí cho thư viện.
Việc xây dựng Mục lục liên hợp trực tuyến là hết sức cần thiết trong việc phát huy các tiện ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các thư viện, cũng như xu hướng phát triển thư viện trong tương lai, nhất là các thư viện của các trường đại học, nơi người dùng đòi hỏi các thông tin có hàm lượng tri thức cao, góp phần đổi mới phương thức học tập và giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo những công dân có tri thức, bản lĩnh có tay nghề cao cho xã hội.
Để xây dựng mục lục trực tuyến trong các thư viện trường đại học cần có những giải pháp cụ thể:
Về lãnh đạo: cần có những văn bản chỉ đạo sát sao làm hành lang pháp lý cho
các thư viện thực hiện; tạo điều kiện cho các thư viện trong cùng hệ thống các trường đào tạo đại học có cơ hội tiếp cận ngang bằng về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị (nhất là các thư viện các trường khối xã hội, văn hóa còn khó khăn về kinh phí); quy định về đơn vị đứng đầu là đầu mối cho mọi hoạt động cho các thư viện vệ tinh để có thể hướng dẫn, kiểm tra, xử lý, quản lý dữ liệu, quản trị mục lục liên hợp, cổng khai thác thông tin dùng chung của toàn hệ thống; xây dựng giao diện tìm kiếm. Quy định phương thức và quyền khai thác dữ liệu và người dùng tin của các đơn vị thành viên.
Về đơn vị đứng đầu với vai trò quản trị hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến có
nhiệm vụ duy trì và phát triển hệ thống MLLHTT, đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống; quản lý các thành viên, cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống; kiểm soát chất lượng biểu ghi: chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hoá các biểu ghi của các đơn vị thành viên; giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ; cập nhật được nguồn dữ liệu từ các thư viện thành viên cũng như chuẩn hoá được dữ liệu này (về mặt nội dung và cấu trúc); thực hiện việc tiếp nhận dữ liệu từ các thư viện thành viên, tiến hành phân loại, chuẩn hoá và hiệu đính biểu ghi. Các biểu ghi sau khi tiếp nhận sẽ được chuẩn hoá thành một khổ mẫu thống nhất; thực hiện các chức năng an toàn, bảo mật và sao lưu trong toàn hệ thống.
Về các đơn vị thành viên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để tham gia (cơ sở hạ
tầng mạng, phần mềm thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu thư mục điện tử, có kết nối Internet: theo Dial-up, ADSL hoặc Leased Line, có cán bộ chuyên trách về quản trị mạng để duy trì hệ thống hoạt động…) có nhiệm vụ đóng góp và khai thác thông tin phục vụ người dùng tin, khai thác các biểu ghi thư mục phục vụ công tác xử lý tài liệu.Đóng góp thông tin về: biểu ghi thư mục và vốn tư liệu của mình đang có trong
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
các thông tin thư mục đã được kiểm soát của các thư viện khác; cho phép các thư viện thành viên tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ liên thư viện.
Xây dựng mô hình hoạt động theo hướng mở, hiện đại, tạo điều kiện tiếp cận thông tin thuận tiện cho người dùng tin, xóa bỏ hàng rào ngăn cách về không gian, địa lý, vùng miền… là xu hướng phát triển tất yếu cho các hệ thống thư viện trong tương lai. Với vai trò là môi trường học tập năng động, trung tâm nghiên cứu và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, là động lực quan trọng trong việc đổi mới phương thức học tập và giảng dạy trong nhà trường. Việc thay đổi phương thức phục vụ, cung ứng thông tin cho người đọc , xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến là việc làm hết sức cần thiết hiện nay, tuy nhiên để làm được điều đó cần có sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành; sự thống nhất cao các thư viện trong cùng hệ thống để tạo sự thống nhất trong hoạt động, đưa hệ thống thư viện trường đại học thực sự là niềm tự hào của các trường đại học , của ngành giáo dục trong tương lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐỖ VĂN HÙNG (2005) Nghiên cứu xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến cho hệ thống thư viện công cộng Việt Nam: Luận văn tốt nghiệp, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội
2. NGUYỄN THIÊN CẦN (1995) Tự động hóa trong thư viện, Thông tin và thư viện phía Nam , số 5, tr: 30-38
3. TRẦN THỊ QUÝ, ĐỖ VĂN HÙNG (2007) tự động hóa trong hoạt động Thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia, Hà Nội
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện: http:// baza.vn
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”