- Copyleft yếu: là nói đến các giấy phép trong đó không phải tất cả các tác phẩm
3. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin
Bên cạnh website, các thư viện có thể ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin để đem lại hiệu quả tốt hơn, sinh động, sáng tạo và tốc độ lan tỏa mạnh hơn. Đây là cách thức đang được nhiều thư viện vận dụng.
Khi thư viện ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động hướng dẫn người dùng tin sẽ đem lại những lợi ích nhất định:
- Nâng cao tính trực quan, sinh động thông qua các hình ảnh, video hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
- Tăng cường sự tương tác giữa thư viện và người dùng tin, rút ngắn dần khoảng cách với người dùng tin.
- Cung cấp một không gian riêng cho việc quảng bá đầy đủ và chi tiết nhất về thư viện.
- Giúp người dùng tin tiết kiệm thời gian, công sức.
- Hỗ trợ người dùng tin tiếp cận thư viện, hệ thống sản phẩm – dịch vụ thư viện thường xuyên thông qua mạng Internet.
- Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cho đội ngũ cán bộ thư viện, bản thân đội ngũ này phải không ngừng vận động để tích lũy thêm kỹ năng chuyên môn, khả năng công nghệ để thích ứng với môi trường thư viện đang phát triển.
- Làm thay đổi diện mạo của thư viện: Đưa thư viện ra khỏi bức tường chật hẹp, tiến tới một không gian mở và tự do hơn để người dùng tin tiếp cận và khai thác.
Các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay, có thể kể đến: nhóm kết nối nhanh, như Facebook, Twitter; nhóm chia sẻ video, như YouTube; nhóm chia sẻ hình ảnh, như Flickr, Instagram.
Để ứng dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, thư viện cần có một qui trình thiết kế hướng dẫn người dùng tin trực tuyến với mạng xã hội. Các bước xây dựng qui trình thiết kế hướng dẫn người dùng tin như sau: