II. Tài liệu tiếng Anh
2. Thực trạng công tác phát triển năng lực thông tin tại Thư việnTrường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế (CĐSP TT Huế) là một trường đào tạo đa ngành nghề, có uy tín và lịch sử lâu đời (40 năm: 1976 – 2016) so với các trường Cao đẳng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như các trường Cao đẳng của các tỉnh miền Trung nói chung. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ về nguồn nhân lực của địa phương. Hiện nay trường CĐSP TT Huế có khoảng trên 5000 học sinh – sinh viên đang theo học, trường có trên 25 ngành đào tạo trong sư phạm và ngoài sư phạm thuộc các hệ Cao đẳng, Trung cấp, Vừa học vừa làm, Liên thông. Toàn trường có trên 250 giảng viên và cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và phục vụ giảng dạy.
Thư viện trường CĐSP TT Huế được hình thành cùng năm thành lập trường (1976) với chức năng cung cấp thông tin, tài liệu cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn trường. Vốn tài liệu/ Nguồn tin của thư viện tương đối phong phú và đa dạng cả hình thức và nội dung phù hợp với đào tạo đa ngành, đa nghề của trường. Trụ sở và trang thiết bị của thư viện là tòa nhà KLF được xây dựng năm 2006, tương đối khang trang và hiện đại. Đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, có trình độ chuyên môn ở mức khá nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và công tác của thư viện.
Tương tự như các thư viện Đại học và Cao đẳng khác, hiện nay thư viện trường CĐSP TT Huế vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn về NLTT như một thành phần quan trọng quyết định nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, Cao đẳng. Thời gian qua, thư viện thực hiện công tác phát triển NLTT chỉ ở mức hướng dẫn sử dụng thư viện. Với loại hình đào tạo là bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất (đối tượng là sinh viên mới nhập học) và đào tạo tự nguyện với người dùng tin có nhu cầu. Về nội dung đào tạo, thường chú trọng vào các nội dung:
- Giới thiệu khái quát về thư viện: Nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các phòng phục vụ, kho, giá tài liệu
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
Đọc, kho Mượn, kho Giáo trình; quy định sử dụng máy tính; các hình thức xử lý khi sinh viên vi phạm nội quy.
- Hướng dẫn tìm tin trong thư viện thông qua hệ thống mục lục và hệ thống tra cứu OPAC.
-Hướng dẫn tìm tin và sử dụng thông tin trong trang thư viện số http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/
Về hình thức đào tạo, hiện nay các lớp đào tạo NLTT cho sinh viên với quy mô khác nhau từ 20, 30 đến 100 sinh viên. Có thể tổ chức một lớp với số lượng sinh viên lên đến trên 60 em (Mầm non, Tiếng Nhật) đến các lớp ghép (có số lượng sinh viên trong từng lớp ít). Việc tham gia đứng lớp hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên do bộ phận biên mục đứng lớp là chủ yếu (04 cán bộ phòng biên mục và 01 cán bộ phòng mượn). Sinh viên sau khi được nghe các nội quy và hướng dẫn sẽ được tham quan kho, giá của thư viện và thực hành tìm tin trên mục lục tra cứu OPAC, tìm tin trong trang thư viện số.
Với các hình thức và nội dung đào tạo nêu trên của thư viện trường CĐSP TT Huế người dùng tin đã nắm được những yêu cầu cơ bản khi đến thư viện. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy rõ nội dung các khóa đào tạo kỹ năng thông tin của thư viện chưa bám sát các tiêu chuẩn về NLTT mà chủ yếu là giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các nguồn tin dạng in ấn và điện tử, cùng nội quy của thư viện…Những nội dung này thực sự chưa đầy đủ để giúp sinh viên phát triển được NLTT cần thiết.
Thời gian cho mỗi khóa học tương đối ngắn, nội dung của các lớp đào tạo này chỉ là các chương trình hướng dẫn sử dụng thư viện đơn thuần. Thường mỗi buổi tập huấn kéo dài 2 tiết (100 phút) trong khi đó tổ chức lớp học tương đối đông nên khó có điều kiện để cán bộ thư viện và sinh viên trao đổi về những nội dung cần thiết.
Nguyên nhân nữa là đại đa số cán bộ tham gia chương trình phát triển NLTT tại thư viện chưa có điều kiện tham gia các hội thảo chuyên đề chuyên sâu về NLTT, kiến thức thông tin. Hầu hết cán bộ tham gia đào tạo người dùng tin chưa được đào tạo chính quy về đào tạo người dùng tin nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy.
Nội dung của các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện còn nặng kiến thức thư viện ,chưa bám sát tiêu chuẩn về năng lực thông tin… hầu như chưa cung cấp được các kỹ năng thông tin: kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng trình bày thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin…do thư viện CĐSP TT Huế chưa xây dựng chương trình NLTT phù hợp với điều kiện của trường
Chưa có sự phối hợp với các khoa, chuyên ngành trong việc thiết kế và triển khai chương trình NLTT. Trong khi đó tác giả Hine (2002) xây dựng bảng mục tiêu và NLTT đã chỉ rõ chương trình năng lực thông tin không chỉ đơn thuần là sự tham gia của cán bộ thư viện mà còn có sự phối hợp tham gia của các giảng viên hướng dẫn môn học. Ngoài ra, chương trình này cũng cần có sự quan tâm đúng mực của các cấp lãnh đạo ở trong trường.
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
OPAC và tìm tin trong trang thư viện số chỉ mới ở mức tìm theo các tiêu chí đơn giản (tìm theo nhan đề, tìm theo tác giả và từ khóa), cán bộ thư viện chưa kiểm tra được đầy đủ các sinh viên tham gia có khả năng lập được biểu thức tìm hay chưa