II. Tài liệu tiếng Anh
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TỬ TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
THS. DƯƠNG THỊ CHÍNH LÂM CN. NGUYỄN THỊ THU CN. NGUYỄN THỊ THU
Thư viện trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hoạt động Thông tin – Thư viện cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Với sự gia tăng nhanh chóng của các xuất bản phẩm điện tử đã làm thay đổi cơ bản về phương thức quản lý và khai thác thông tin tại các thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng. Bài viết của tác giả sẽ trình bày một số thực trạng và đưa một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học tại Việt Nam.
NỘI DUNG:
Những thập niên đầu của thế kỷ XX, công nghệ thông tin và truyền thông đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực thông tin-thư viện. Năm 1946 với sự ra đời của máy tính hiện đai đầu tiên trên thế giới có tên là ENIAC (Electronic Numerical Intergrator and Computer) đã tạo nền móng cho sự phát triển của các máy tính hiện đại về sau. Đến năm 1969, xuất hiện mạng máy tính đầu tiên có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) đây là tiền thân của mạng lưới Internet toàn cầu hiện nay. Dịch vụ tìm kiếm online đầu tiên về thương mại xuất hiện năm 1972 tại Mỹ (Lockheed dialog) (1). Tiếp theo là sự ra đời các CSDL máy tính đồng loạt, hình thành tiêu chuẩn biên mục quốc tế ISBD (International Standard Bibliographic Description), quy tắc mô tả Anh Mỹ AACR2 (Anglo-American Cataloguing Rules), mục lục truy cập công công trực tuyến OPAC (Online Public Access Catalogue) tại thư viện quốc hội Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi tư duy, diện mạo cũng như tạo động lực cho hoạt động thông tin-thư viện phát triển một mức cao hơn.
Thế kỷ XXI, với sự ra đời của nền kinh tế tri thức đã xuất hiện khái niệm nguồn lực thông tin điện tử (thông tin số). Ý tưởng sơ khai về việc hình thành một nguồn lực
thông tin điện tử bởi nhà khoa học Hoa Kỳ Vannevar Bush. Năm 1962, Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đã đưa ra sản phẩm các cơ sở dữ liệu (CSDL) đầu tiên là "Chemical Titles" (Nhan đề Hóa học). Đến năm 1971, Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ mở đầu trong việc đưa tài liệu điện tử y học trực tuyến lên mạng y học - MEDLINE. Đến đầu những năm 1990, số CSDL tăng lên nhanh chóng, và trở thành sản phẩm thông tin điện tử chủ lực của ngành thông tin - thư viện [3]. Trên nền tảng của của các CSDL
ban đầu đó, hoạt động thông tin-thư viện thế giới hướng tới mục tiêu hình thành các trung tâm thông tin điện tử hoặc thư viện điện tử.
mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”
Tại Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động thông tin-thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng đã và đang hướng tới việc chú trọng tạo tập các nguồn lực thông tin điện tử, để làm nền tảng cho việc hình thành các thư viện điện tử, thư viện số trong tương lai. Thời gian qua, các thư viện đại học đã có những nỗ lực trong việc tạo lập, phát triển và khai thác sử dụng nguồn lực thông tin điện tử để đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học.