Kết quả kiểm tra, đánh giá sau khi dạy thực nghiệm thông qua điểm số

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ (Trang 98 - 104)

- GV: Muốn đảm bảo tư bản tuần

c. Tư bản cố định và tư bản lưu động

3.3.1. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau khi dạy thực nghiệm thông qua điểm số

3.3.1.1. Kết quả thực nghiệm lần 1

Tôi lấy lớp K5 – Kế Toán làm lớp thực nghiệm (ký hiệu TN1), lớp K5 – Điện làm lớp đối chứng (ký hiệu ĐC1) để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh hai lớp này. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra các em bằng hai loại bài kiểm tra trong vòng 1 tiết (45 phút) sau khi kết thúc giờ dạy (phụ lục 4). Hai loại bài kiểm tra cũng theo tiêu chí đo đạc, đánh giá như hai bài khảo sát đầu vào, từ đó có căn cứ khẳng định hay phủ định giả thuyết thực nghiệm. Bài kiểm tra được thục hiện chung cho cả hai lớp, đánh giá theo thang điểm chuẩn như nhau (chúng tôi đã trình bày ở phần trước). Chúng tôi giám sát quá trình

làm bài kiểm tra của học sinh một cách chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 - bài kiểm tra kiến thức lý thuyết

Lớp

Mức độ nhận thức

Giỏi Khá Trung bình Yếu , kém

SL TL% SL TL% SL TL % SL TL % TN1 (45 SV ) 4 8,89 36 80 5 11,11 0 0 ĐC1 ( 48 SV) 2 4,1 32 66,67 12 25 2 4,17 Nhận xét:

Qua kết quả của bảng 3 cho thấy về cơ bản tần suất hội tụ điểm kiểm tra kiến thức lý thuyết của lớp TN1 và lớp ĐC1 có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Cụ thể:

- Điểm yếu, kém của lớp TN1 có tỉ lệ là 0 %, thấp hơn lớp ĐC1 là 4,17 %. - Điểm trung bình của lớp TN1 là 11,11%, thấp hơn so với lớp ĐC1 là 25 %. - Điểm khá của lớp TN1 là 80 %, cao hơn lớp ĐC1 là 66,67 %.

- Điểm giỏi của lớp TN1 là 8,89 %, cao hơn tỷ lệ của lớp ĐC1 là 4,1 %. Từ số liệu trên chúng tôi thấy được rằng: mức độ nhận thức, sự chú ý trong giờ học của SV có sự khác biệt khi sử dụng bài tập vào bài học so với PPDH truyền thống. Mức độ hiệu quả học tập của sinh viên ở lớp thực nghiệm tăng lên, điều này nó được thể hiện cụ thể thông qua điểm số. Kết quả này nó khẳng định việc sử dụng bài tập vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị là cần thiết .

bài kiểm tra thực hành Lớp

Mức độ nhận thức

Giỏi Khá Trung bình Yếu kém

SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % TN1 (45 SV) 4 8,89 30 66,67 11 24,44 0 0 ĐC1 (48 SV) 0 0 22 45,83 21 43,75 5 10,41 * Nhận xét:

Qua kết quả của bảng 4, cho thấy về cơ bản tần suất hội tụ đề kiểm tra thực hành vận dụng của lớp TN1 và lớp ĐC1 cũng có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Cụ thể:

- Điểm yếu, kém của lớp TN1 có tỉ lệ là 0%, thấp hơn lớp ĐC1 là 10,41%.

- Điểm trung bình của lớp TN1 là 24,44%, thấp hơn so với lớp ĐC1 là 43,75%.

- Điểm khá của lớp TN1 là 66,67%, cao hơn lớp ĐC1 là 45,83%. - Điểm giỏi của lớp TN1 là 8,89%, cao hơn tỷ lệ của lớp ĐC1 là 0%. Đa phần thì GV ít ra các bài kiểm tra thực hành cho SV giải quyết. Vì thế nó dẫn đến sức ì đối với SV, SV không thấy hứng thú trong giờ học, chỉ cho rằng học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị là học lý thuyết là chủ yếu, chứ làm bài tập thực hành là không cần thiết. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và nó đã được chứng minh khi chúng tôi tiến hành thực nghiệm với việc sử dụng bài tập vào chương trình dạy học, mà cụ thể là ở chương IV và V môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin .

Sau khi tiến hành thực nghiệm ở lần 1, chúng tôi đã tổ chức họp để trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV trong tổ bộ môn về giờ dạy thực nghiệm. Thực nghiệm lần 2 chúng tôi cũng thực hiện như lần 1. Chúng tôi lấy lớp K5 – Thực Phẩm làm lớp thực nghiệm (ký hiệu TN2) và lớp K5 - Tin làm lớp đối chứng (ký hiệu ĐC2). Kết quả sau khi làm bài kiểm tra ( phụ lục 5 ) thu được như sau:

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra lý thuyết

Lớp

Mức độ nhận thức

Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

SL TL % SL TL % SL TL % SL Tl% TN2 (50 SV) 5 10 38 76 7 14 0 0 ĐC2 (46 SV) 1 2,17 30 65,21 12 26,09 3 6,52 Nhận xét:

Qua kết quả của bảng 5, cho thấy về cơ bản điểm kiểm tra lý thuyết của lớp TN2 và lớp ĐC2 tiếp tục có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Cụ thể:

- Điểm yếu, kém của lớp TN2 có tỉ lệ là 0%, thấp hơn lớp ĐC2 là 6,52%. - Điểm trung bình của lớp TN2 là 14%, thấp hơn so với lớp ĐC2 là 26,09%. - Điểm khá của lớp TN2 là 76%, cao hơn lớp ĐC2 là 65,21%.

- Điểm giỏi của lớp TN2 là 10%, cao hơn tỷ lệ của lớp ĐC2 là 2,17%. Như kết quả thực nghiệm lý thuyết lần 1, ở kết quả thực nghiệp lần cũng cho kết quả tương tự. Sau thực nghiệm, khả năng nắm bắt kiến thức của sinh viên tăng lên , phương pháp sử dụng bài tập trong dạy học Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị đã mang lại những hiệu quả tích cực .

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra thực hành

Lớp

Mức độ nhận thức

Giỏi Khá Trung bình Yếu , kém

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

TN2(50SV) 4 8 38 74 8 16 0 0

ĐC2(46SV) 1 2,17 31 67,39 12 26,09 2 4,35

* Nhận xét:

Qua kết quả của bảng 6, cho thấy về kết quả kiểm tra thực hành của lớp TN2 và lớp ĐC2 tiếp tục có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Cụ thể:

- Điểm yếu, kém của lớp TN2 có tỉ lệ là 0%, thấp hơn lớp ĐC2 là 4,35%. - Điểm trung bình của lớp TN2 là 16%, thấp hơn so với lớp ĐC2 là 26,09%. - Điểm khá của lớp TN2 là 74%, cao hơn lớp ĐC2 là 67,39%.

- Điểm giỏi của lớp TN2 là 8%, cao hơn tỷ lệ của lớp ĐC2 là 2,17%. Từ kết quả giờ thực nghiệm lần 2, kết hợp với kết quả thăm dò nhận thức và hành vi của SV, cho phép chúng tôi khẳng định tính hiệu quả của quá trình thực nghiệm là ổn định, đủ độ tin cậy. Chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm 2 cao hơn hẳn so với lớp đối chứng 2.

3.3.1.3 Đánh giá, so sánh mức chênh lệch kết quả của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Mức độ chênh lệch được coi là hiệu số kết quả giữa các lần thực nghiệm. Nó biểu hiện mức độ tăng trưởng của SV sau thực nghiệm. Hiệu số nêu càng dần về dương thì mức độ biến đổi theo hướng tích cực càng cao. Kết

quả khảo sát số liệu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở các lần thực nghiệm trên, chúng tôi so sánh và có kết quả như sau:

* Về kiến thức lý thuyết:

- Đối với 2 lớp thực nghiệm (K5 – Kế toán và K5 – Thực phẩm), điểm khá, giỏi bài kiểm tra lý thuyết qua hai lần thực nghiệm tỷ lệ trung bình là 87,36% so với trước thực nghiệm là 69,47%.

- Đối với hai lớp đối chứng (K5 – Điện và K5 - Tin), điểm khá, giỏi bài kiểm tra lý thuyết qua hai lần thực nghiệm tỉ lệ trung bình là 69,14 % so với trước thực nghiệm là 72,34 %. Điểm yếu, kém vẫn tồn tại cả trước và sau thực nghiệm. Cụ thể là 3,19% trước thực nghiệm và 5,31% sau thực nghiệm.

Như vậy, xét về nhận thức kiến thức lý thuyết điểm khá, giỏi ở hai lớp thực nghiệm đã có mức độ biến đổi theo hướng tích cực khá rõ nét, tỉ lệ từ 69,47% lên đến 87,36% sau thực nghiệm. Còn hai lớp đối chứng gần như không có biến đổi đáng kể, vẫn giao động ở tỉ lệ 69,14% trước thực nghiệm, so với sau thực nghiệm là 72,34%. Điều đó chứng tỏ hai lớp thực nghiệm về mặt lý thuyết nếu có vận dụng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng bài tập vào giảng dạy là có hiệu quả.

* Về thực hành vận dụng

- Đối với hai lớp thực nghiệm, điểm khá, giỏi bài kiểm tra thực hành qua hai lần thực nghiệm tỉ lệ trung bình là 80 % so với trước thực nghiệm là 53,68%. Điểm yếu, kém không tồn tại sau thực nghiệm, so với trước thực nghiệm là 2,11%.

- Đối với hai lớp đối chứng, điểm khá giỏi của bài kiểm tra thực hành qua hai lần thực nghiệm tỉ lệ trung bình là 57,44% so với trước thực nghiệm là 52,13%. Điểm yếu, kém vẫn tồn tại cả trước và sau thực nghiệm. Cụ thể là 3,19% trước thực nghiệm là 7,46% sau thực nghiệm.

Như vậy, xét về kết quả thực hành điểm khá, giỏi hai lớp thực nghiệm đã có mức độ biến đổi theo hướng tích cực khá rõ nét, tỉ lệ từ 53,68 lên đến

80% sau thực nghiệm. Còn hai lớp đối chứng gần như không có biến đổi đáng kể, vẫn giao động ở tỉ lệ 52,13% trước thực nghiệm, so với sau thực nghiệm là 57,44%. Điều đó chứng tỏ hai lớp thực nghiệm về mặt thực hành nếu có vận dụng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng bài tập vào giảng dạy là có hiệu quả.

Qua hai khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy SV ở nhóm lớp thực nghiệm đã có sự tiến bộ rất nhiều cả về lý thuyết lẫn thực hành . Kết quả thực hành vận dụng đã dần đi đến kiến thức lý thuyết và ngày càng tăng theo quá trình thực nghiệm. Điều này cho thấy hiệu quả thực nghiệm không chỉ dừng lại ở việc trang bị những kiến thức lý thuyết, tri thức khoa học trong bài học mà SV đã biết biến những tri thức đó thành kiến thức thực tế nâng cao được khả năng vận dụng vào thực tiễn hành động, qua các tình huống thực tiễn, giúp SV biết được “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”.

Còn SV ở nhóm đối chứng với phương pháp truyền thống thì kết quả hầu như ít có sự biến đổi. Điều này cho thấy, về mặt trang bị kiến thức lý thuyết chất lượng còn chưa thật cao. Hơn nữa khả năng vận dụng thực hành thì chất lượng, hiệu quả thấp. Như vậy, ở nhóm lớp đối chứng SV mới gần đạt được yêu cầu về mặt kiến thức lý thuyết, học chưa đi đôi với hành, lý thuyết chưa gắn liền với thực tiễn. Do đó, đòi hỏi phải có đổi mới PPDH bằng cách sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w