- GV: Muốn đảm bảo tư bản tuần
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động
3.2.4. Tổ chức thực nghiệm đối chứng
Để biết được trình độ nhận thức của sinh viên lớp đối chứng và lớp thực nghiệm khi chưa có tác động thực nghiệm, tôi cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cùng làm hai bài kiểm tra trong 45 phút (phụ lục 3); một bài kiểm tra lý thuyết, một bài kiểm tra dạng thực hành. Nội dung kiểm tra là kiến thức mà sinh viên đã học, với các tiêu chí đo đạc, đánh giá như trên – đánh giá việc nắm vững kiến thức bài học (về lý thuyết) và khả năng vận dụng bằng các tình huống thực tế (về thực hành). Mỗi bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10, được phân thành các mức độ sau:
- Loại giỏi: điểm từ 9 – 10 - Loại khá: điểm từ 7 – 8
- Loại trung bình: điểm từ 5 – 6 - Loại yếu, kém: các điểm dưới 5
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra ban đầu của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài kiểm tra lý thuyết
Loại
lớp Tên lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Thực nghiệm K5 – KT 45 1 2,22 31 68,89 12 26,67 1 2,22 K5 – TP 50 1 2,0 33 66,0 14 28,0 2 4,0 Tổng 95 2 2,11 64 67,37 26 27,37 3 3,16 Đối chứng K5 – Điện 48 0 0 34 70,83 13 27,08 1 2,08 K5 Tin 46 2 4,35 32 69,57 10 21,74 2 4,35 Tổng 94 2 2,13 66 70,21 23 24,47 3 3,19 Nhận xét:
- Nhìn vào bảng 1, về định lượng chúng tôi thấy: tỉ lệ sinh viên ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng đều có điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
- Tỷ lệ sinh viên đạt điểm giỏi rất ít chỉ có 2,11 % ở lớp thực nghiệm và 2,13 % ở lớp đối chứng.
- Điểm chiếm tỷ lệ cao nhất giữa hai nhóm lớp là điểm khá: lớp thực nghiệm chiếm tỷ lệ 67,37 %, lớp đối chứng chiếm tỷ lệ 70,21 %.
- Điểm trung bình chiếm tỷ lệ 27,37 % ở lớp thực nghiệm và 24,47% ở lớp đối chứng.
- Điểm yếu, kém chiếm tỷ lệ 3,16 % ở lớp thực nghiệm và 3,19 % ở lớp đối chứng.
Như vậy, nhìn chung tỷ lệ các loại điểm của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là gần tương đương nhau.
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra ban đầu của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài kiểm tra vận dụng thực hành Loại lớp Tên lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu , kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Thực nghiệm K5 - KT 45 1 2,22 23 51,11 20 44,44 1 2,22 K5 – TP 50 2 4,0 25 50,0 22 44,0 1 2,0 Tổng 95 3 3,16 48 50,53 42 44,21 2 2,11 Đối chứng K5 – Điện 48 0 0 26 54,17 20 41,67 2 4,17 K5 - Tin 46 2 4,35 21 45,65 22 47,83 1 2,17 Tổng 94 2 2,13 47 50,0 42 44,68 3 3,19 Nhận xét :
- Nhìn vào bảng 2 trên, cũng như bài kiểm tra về mặt lý thuyết, tỷ lệ sinh viên ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng ở bài kiểm tra thực hành đều có điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
- Tỷ lệ sinh viên đạt điểm giỏi rất ít chỉ có 3,16 % ở lớp thực nghiệm và 2,13 % ở lớp đối chứng.
- Điểm chiếm tỷ lệ cao nhất giữa hai nhóm lớp là điểm khá: lớp thực nghiệm chiếm tỷ lệ 50,53 %, lớp đối chứng chiếm tỷ lệ 50 %.
- Điểm trung bình chiếm tỷ lệ cao, 44,21 % ở lớp thực nghiệm và 44,68 % ở lớp đối chứng.
- Điểm yếu, kém chiếm tỷ lệ 2,11 % ở lớp thực nghiệm và 3,19 % ở lớp đối chứng.
Như vậy, nhìn chung tỷ lệ các loại điểm của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là gần tương đương nhau.
Tổng hợp kết quả khảo sát giữa hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy: ở dạng bài kiểm tra lý thuyết có 70,90 % học sinh đạt điểm khá giỏi, còn ở dạng bài kiểm tra thực hành có 52,91 % học sinh đạt điểm khá, giỏi. Xét ở từng loại kiểm tra thì trình độ nhận thức ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhau nhiều về cả mức độ nhận thức và thực hành vận dụng
3.2.4.2 Tiêu chí đo đạc, đánh giá
Để kết quả thực nghiệm được chính xác, khách quan tôi xây dựng các tiêu chí đo đạc sau:
Về mặt định lượng: tôi sử dụng câu hỏi, bài tập để tiến hành kiểm tra trong dạy học. Đồng thời, xây dựng thang điểm 10 cho các bài kiểm tra đầu vào và đầu ra được làm tròn đến 0.5. Để đo được hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên, bài kiểm tra yêu cầu sinh viên phải nắm được chắc chắn các khái niệm, phạm trù, nắm được mục tiêu, nội dung của bài học (về lý thuyết). Sau đó biết vận dụng linh hoạt vào các tình huống cụ thể trong thực tiễn (về thực hành). Do đó, bài kiểm tra được kết cấu thành các phần bài tập trắc nghiệm khách quan, tự luận hoặc tình huống. Phần tự luận và trắc nghiệm khách quan chủ yếu kiểm tra việc nắm vững kiến thức (về lý thuyết). Ở đây, sinh viên huy động được tri thức môn học, độc lập suy
nghĩ, có khả năng phân tích, so sánh, bày tỏ được thái độ, tình cảm của bản thân. Ngoài ra, để kiểm tra khả năng vận dụng linh hoạt vào thực tiễn và hành động (về thực hành), tôi xây dựng các bài tập thực hành. Với dạng bài tập này, sinh viên vận dụng được vốn kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân trong các quan hệ xã hội, từ đó liên hệ với thực tiễn hành động.
Về mặt định tính: Một mặt tôi quan sát diễn biến của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Mặt khác, tôi tiến hành điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra và trò chuyện trực tiếp) trước, và sau khi thực nghiệm để đánh giá mức độ tiếp thu và hiệu quả của việc thực nghiệm .
3.2.4.3 Tiến hành thực nghiệm, đối chứng sư phạm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng qua hai phương án sau:
Một là: phương án thực nghiệm (có tổ chức dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học trong đó có vận dụng bài tập vào giảng dạy).
Hai là: phương pháp đối chứng (dạy học theo kiểu thuyết trình truyền thống , không vận dụng bài tập vào giảng dạy).
Quá trình dạy thực nghiệm qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm, với các bước: - Liên hệ địa điểm thực nghiệm.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm, nội dung, thang điểm chuẩn kiểm tra, đáng giá, in ấn các tài liệu,…..
- Lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Trao đổi, lựa chọn, thống nhất với giáo viên và tổ bộ môn về yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, kế hoạch thực nghiệm.
Giai đoạn 2: triển khai thực nghiệm, với các bước: - Kiểm tra, bổ sung tài liệu cho sinh viên
- Kiểm tra, thống nhất với giáo viên và sinh viên lớp đối chứng trước khi lên lớp.
- Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng. Ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tôi cùng tiến hành dạy một bài. Giờ dạy của lớp đối chứng được tôi tiến hành dạy trước, giờ dạy lớp thực nghiệm được tiến hành dạy sau và có mời các giáo viên trong tổ bộ môn cùng tham dự.
- Trao đổi với tổ bộ môn để rút kinh nghiệm.
Giai đoạn 3: Xử lý kết quả thực nghiệm, với các bước:
- Kiểm tra thang điểm chuẩn, đánh giá bài kiểm tra thực nghiệm.
- Chấm điểm, xử lý kết quả thực nghiệm cho từng nội dung và toàn bộ quá trình thực nghiệm.
- Phân tích kết quả thực nghiệm cho từng nội dung và toàn bộ quá trình thực nghiệm.
- Phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp để rút ra kết luận.
- Đánh giá và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ quá trình thực nghiệm Để đảm bảo độ tin cậy khi kiểm tra, đánh giá để từ đó rút ra được kết luận khoa học, chúng tôi tiến hành dạy hai tiết đối chứng và hai tiết thực nghiệm theo giáo án ở trên.