Quy trình xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ (Trang 39 - 48)

Bài tập với tư cách là một phương tiện dạy học nên việc xây dựng và sử dụng bài tập cần tuân thủ theo một quy trình nhất định. Tùy điều kiện môi trường sư phạm cụ thể mà giáo viên tiến hành các bước một cách mềm dẻo, linh hoạt. Tuy nhiên, theo các nhà giáo dục thì phải trải qua các bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định mục đích xây dựng bài tập nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức cho học sinh

Trong giáo án bài tập giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, mục đích của từng loại bài tập sẽ ra cho học sinh trong dạy học. Điều này rất quan trọng vì nó giúp giáo viên bám sát nội dung bài học khi biên soạn bài tập. Có nhiều dạng bài tập. Có dạng bài tập dùng cho từng đơn vị kiến thức, có bài tập dùng cho toàn bài, toàn chương hay cả khóa học. Dù bài tập đơn giản hay phức tạp

giáo viên cần xác định rõ qua bài tập này bổ sung cho học sinh thêm kiến thức gì? Giúp các em rèn luyện được kỹ năng gì của bộ môn? Làm tốt bước đầu tiên này là cơ sở quan trọng để chúng ta thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng bài tập.

Bước 2: Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa, bài giảng trên lớp để xác định những nội dung cơ bản cần thiết kế bài tập

Nội dung cơ bản là một yếu tố hết sức quan trọng trong dạy học. Cùng với phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, kiến thức (nội dung) bài học sẽ dẫn học sinh đến mục tiêu cần đạt được của môn học. Nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học sẽ quy định nội dung hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy và học, cũng như trong việc thiết kế bài tập. Nội dung dạy học còn quy định phương pháp dạy học. Tuy vậy, tôn trọng nội dung bài học là tôn trọng mặt nội dung tri thức, còn hình thức thể hiện là sự sáng tạo của giáo viên. Vì vậy, việc xác định nội dung cơ bản của bài học là việc rất quan trọng của người giáo viên trong quá trình dạy học nói chung và thiết kế bài tập nói riêng. Chỉ khi nào nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài học thì người giáo viên mới có thể đưa ra những bài tập chuẩn, chính xác, phù hợp với nội dung, yêu cầu cần truyền thụ đến sinh viên

Để xác định được nội dung cơ bản của bài học, giáo viên cần nắm vững những nội dung cơ bản của môn học như: vị trí, vai trò, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiêm cứu của môn kinh tế chính trị Mác – Lê nin. Đồng thời, giáo viên cần phải nắm chắc và bám sát kế hoạch dạy học và chương trình môn học, vì nó sẽ giúp cho giáo viên chủ động trong việc thiết kế bài tập hợp lý.

Học phần kinh tế chính trị Mác – Lê nin là một trong ba hệ thống tri thức cơ bản của bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, được thiết kế thành 3 chương lớn là Học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản

độc quyền nhà nước. Đây là cơ sở để giáo viên xác định nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên phải là người nắm chắc kết cấu, phân bố chương trình, nội dung môn học. Nội dung môn học có được nhờ vào việc bám sát mục tiêu dạy học, đây là yêu câu bắt buộc của quá trình dạy học nói chung và thiết kế bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê nin nói riêng. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể xác định được kiến thức trọng tâm của bài học để thiết kế bài tập một cách chính xác nhất.

Bước 3: Xác định các loại bài tập

Tùy nội dung kiến thức của bài, tùy đặc điểm của từng loại bài tập mà giáo viên xây dựng các loại bài tập khác nhau: bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập thực hành, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm tự luận, bài tập liên hệ… sao cho phù hợp với đối tượng . Đối với môn kinh tế chính trị, ta có thể xây dựng các dạng bài tập kinh tế chính trị như sau :

a) Bài tập toán kinh tế chính trị

Khác với triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học...môn kinh tế chính trị mở ra khả năng rộng rãi cho phép xây dựng hệ thống bài tập toán kinh tế chính trị đa dạng, phong phú. Bài tập toán kinh tế chính trị là một dạng bài tập mà đề ra bắt buộc phải có các con số cụ thể (con số giả định, hoặc lấy qua thống kê), để giải bài tập này phải sử dụng các công cụ toán học (chủ yếu là toán sơ cấp), các công thức của kinh tế chính trị, hoặc kết hợp cả hai công cụ đó. Điểm cần lưu ý ở đây là việc xây dựng các bài toán kinh tế chính trị phải khác với toán sơ cấp, các bài toán sơ cấp, người học chỉ cần có kiến thức toán học nhất định là có thể làm được, nhưng bài tập toán kinh tế chính trị xây dựng với mục đích giúp sinh viên nắm vững chắc hơn các khái niệm, phạm trù kinh tế và các mối liên hệ, chuyển hoá giữa chúng, do đó trong việc biên soạn cần phải thể hiện nguyên tắc sinh viên nhất thiết phải có kiến thức về kinh tế chính trị mới làm được. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các dạng bài toán kinh tế chính trị:

- Dạng bài tập toán kinh tế chính trị có liên quan đến các công thức của kinh tế chính trị, là loại bài tập phổ biến nhất. Để giải bài tập loại này đòi hỏi sinh viên phải nắm vững các công thức tính toán của kinh tế chính trị và các phạm trù có liên quan, kết hợp với kiến thức toán học. Như, để tính toán lượng tiền cần thiết trong lưu thông, tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư, tỷ suất lợi nhuận, giá cả ruộng đất… giáo viên đưa ra hệ thống bài tập có liên quan đến các vấn đề này. Ví dụ: Tổng số giá cả hàng hoá trong lưu thông của Việt Nam năm 2012 là 240 ngàn tỷ đồng. Trong đó tổng giá cả hàng hoá bán chịu là 20 ngàn tỷ đồng, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 140 ngàn tỷ đồng, tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 40 ngàn tỷ đồng, số vòng quay của đơn vị tiền tệ trong năm là 20 vòng. Cần phải phát hành bao nhiêu tiền cho lưu thông? Rõ ràng để làm được bài tập này sinh viên phải nắm chắc công thức tính lượng tiền cần thiết trong lưu thông.

- Dạng bài tập đưa ra với số liệu ban đầu đã được phức tạp hoá, mà một phần số liệu ấy được tìm ra bằng con đường gián tiếp. Để làm được bài toán này, sinh viên phải giải thích một phạm trù kinh tế (ẩn số) thông qua các phạm trù kinh tế khác. Ví dụ, Tư bản đầu tư 900 ngàn USD, trong đó mua tư liệu sản xuất là 780 ngàn USD, số công nhân thu hút vào sản xuất là 400 người. Hảy xác định khối lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra? Biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Để giải bài toán này sinh viên phải tiến hành các bước sau:

- Bước 1, tìm ra được hai ẩn số thông qua giả định đã cho ở bài toán là tư bản khả biến (V) và giá trị thặng dư (m).

+ V= 900 ngàn USD – 720 ngàn USD = 120 ngàn USD + m = m, X V = 200 X 120 = 240 ngàn USD

- Bước 2, xác định cơ cấu trị của sản phẩm hàng hoá là: c + v + m và thay các số liệu đã tìm được vào để tính tổng giá trị hàng hoá làm ra: giá trị hàng hoá sẽ là:

- Bước 3, tính gía trị mới do 400 công nhân làm bằng công thức v+m, hoặc bằng tổng giá trị hàng hoá trừ đi chi phí tư bản bất biến. Gía trị mới là 120 ngàn USD + 240 ngàn USD = 360 ngàn USD

- Bước 4, tính giá trị mới do một công nhân làm ra: 360 ngàn USD: 400 công nhân = 900 USD

- Dạng bài toán giải thích các phạm trù không có công thức nhưng có liên quan đến các khái niệm ít nhiều đã rõ ràng. Dạng bài toán này giúp giáo viên kiểm tra kiến thức của sinh viên bằng các số liệu. Ví dụ, (số liệu giả định tính theo USD) “Từ tổng giá trị mới được tạo ra của một xí nghiệp được chi phí như sau: chi phí tiền lương cho công nhân 70 ngàn; tiền thưởng 8 ngàn, tiền thâm niên 1 ngàn; đóng bảo hiểm xã hội 6 ngàn; tăng vốn cố định và vốn lưu động 20 ngàn; trích lợi nhuận để lập quỹ khuyến khích 4 ngàn. Hãy tính tỷ trọng của tiền lương trong giá trị mới tạo ra của xí nghiệp.

- Dạng bài toán giải thích sự tác động của các hiện tượng riêng biệt và tính quy luật đối với tính quy định về số lượng của một phạm trù. Ví dụ, để xác định việc tăng năng suất lao động và cường độ lao động có tác dụng như thế nào đối với gía trị của một sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm ta có bài toán sau: “Một ngày làm việc 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 8 ngàn USD. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị sản 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu:

a- Năng suất lao động tăng lên 2 lần. b- Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.

- Dạng bài toán tổng hợp liên quan đến rất nhiều khái niệm, phạm trù, công thức và mối liên hệ giữa các khái niệm, phạm trù của kinh tế chính trị. Để giải bài toán này, sinh viên ngoài việc phải nắm vững các khái niệm, phạm trù, các công thức của kinh tế chính trị còn phải nắm vững mối liên hệ phụ thuộc nhân quả giữa chúng và có phương pháp suy luận gôgíc chặt chẽ khoa

học mới làm được. Ví dụ, Tư bản ứng trước là 1 tỷ yên, cấu tạo hữu cơ c/v =4/1, m,=100%, tỷ lệ tích luỹ là 50%. Hỏi sau 5 năm nhu cầu sức lao động thay đổi thế nào? Biết rằng tiền lương công nhân Nhật không đổi và cấu tạo hữu cơ tăng lên 9/1. Để làm được bài toán này sinh viên phải có kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều vấn đề như: cơ cấu giá trị hàng hoá; công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư; vấn đề tích luỹ, cấu tạo hữu cơ; tư bản khả biến…

b) Bài tập tình huống

Bài tập tình huống kinh tế chính trị là một dạng bài tập được xây dựng trên cơ sở nêu ra các tình huống kinh tế chính trị để buộc người học phải cân nhắc trả lời, rút ra các kết luận. Loại bài tập này khi xây dựng và giải không nhất thiết phải sử dụng các con số và tính toán, song nó đòi hỏi người học phải có kiến thức thường trực, khả năng tư duy nhanh nhẹn, sáng tạo trong phân tích đề, và phương pháp trình bày sáng tạo trên cơ sở đưa ra các luận chứng khoa học để chứng minh cho lập luận của mình là đúng. Bài tập tình huống cũng có nhiều dạng, dưới đâu là một số dạng cụ thể:

- Loại bài tập tình huống kép loại này thường được xây dựng gồm hai phần trở lên để đưa sinh viên vào tình huống, ví dụ: “1- Một xí nghiệp sản xuất ra 8% sản phẩm ngành, nếu năng suất lao động của xí nghiệp đó tăng lên 3 lần thì giá trị cá biệt và giá trị xã hội của hàng hoá sẽ thay đổi thế nào trong khi các điều kiện khác không đổi? 2- Một xí nghiệp sản xuất ra 85% sản phẩm của ngành, nếu nắng suất lao đông của xí nghiệp ấy tăng lên thì giá trị cá biệt và giá trị xã hội của hàng hoá sẽ thay đổi thế nào, trong khi các điều kiện khác không đổi”. Trả lời tình huống này sinh viên không cần dùng các số liệu, song bắt buộc họ phải có kiến thức thường trực, hiểu về giá trị xã hội cần thiết hình thành như thế nào, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. Trong trường hợp thứ nhất, giá trị cá biệt giảm đi còn giá trị xã hội

không thay đổi. Trong trường hợp thứ hai, giá trị cá biệt và giá trị xã hội đều giảm đi.

- Loại bài tập tình huống đơn, với loại này đề bài chỉ đưa ra một tình huống, sinh viên căn cứ vào tình huống để đưa ra câu trả lời đúng và bảo vệ ý kiến của mình. Ví dụ, Lê nin đã từng nói: từ một nền kinh tế tiểu nông, để đi tới chủ nghĩa xã hội cần phải đi “xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước”. Đồng chí hiểu như thế nào về câu nói đó? Để trả lời câu hỏi này, sinh viên phải nắm được thực chất chủ nghĩa tư bản nhà nước là gì, các hình thức của nó, vì sao phải thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước…

- Loại bài tập tình huống lựa chọn câu trả lời đúng, sai và bảo vệ ý kiến lựa chọn. Với loại bài tập này, sinh viên phải lựa chọn một phương án (hoăc là đúng, hoặc là sai) để trả lời và bảo vệ ý kiến của mình thông qua sự lập luận, phân tích có sở khoa học. Ví dụ, Khi bàn về thực chất chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có ý kiến cho rằng, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một hình thái kinh tế -xã hội quá độ? Ý kiến đó đúng, sai thế nào? Vì sao? Để trả lời tình huống này sinh viên nhất thiết phải có kiến thức thường trực về hình thái kinh tế xã hội là gì; về chủ nghĩa tư bản nhà nước và phải biết tổng hợp, so sánh các phạm trù đó, từ đó đưa ra kết luận đúng của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c, Bài tập trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm kinh tế chính trị là một loại bài tập mà đề ra được xây dựng gồm hai phần, phần câu hỏi và phần phương án trả lời. Loại bài tập này có rất nhiều ưu điểm trong sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, cho phép sử dụng máy móc vào kiểm tra kiến thức của sinh viên và cùng một lúc kiểm tra được nhiều người. Trong đó, phần phương án trả lời ít nhất phải có từ 2 phương án trở lên (thường là 4 đến 5 phương án). Sinh viên căn cứ vào câu hỏi, vào phương án trả lời cho trước và vào kiến thức đã có của mình để

lựa chọn phương án trả lời. Phần phương án trả lời phải ngắn gọn, song cần phải làm sao cho sinh viên không thể dễ dàng trả lời ngay tức khắc được, mà phải trải qua suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã nghe trên lớp, đọc trong tài liệu gốc, sách giáo khoa, xem lại bút ký, phân tích các câu trả lời có cân nhắc mới chỉ ra được phương án trả lời đúng. Các câu trả lời sai không nhất thiết phải làm rõ phi lý. Các câu hỏi có thể đặt theo các phương án khác nhau: chọn câu trả lời đúng; chọn các câu trả lời sai; phương án trả lời nào đúng, phương án trả lời nào là sai…

Quá trình soạn bài tập loại này cần phải chú ý đến cách diễn đạt các phạm trù kinh tế riêng để luyện cho sinh viên có sự say mê với những thuật ngữ kinh tế chính trị, giúp họ đi sâu vào bản chất của một số khái niệm quan trong nhất. Ví dụ, có thể đưa ra một số phương án diễn đạt một phạm trù nhất định, sinh viên phải chọn ra phương án diễn đạt đúng và chỉ ra phương án diễn đạt sai. Chẳng hạn: “định nghĩa nào về thu nhập quốc dân dưới đây là đúng” ? Và sau đó đưa ra 4 phương án diễn đạt: “1. Thu nhập quốc dân là

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ (Trang 39 - 48)