Thiết kế bài tập

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ (Trang 63 - 73)

3.2.2.1 Thiết kế bài tập tự luận

Đối với Chương IV : Học thuyết giá trị ( II . Hàng hóa ) ta có thể xây dựng một số bài tập tự luận sau :

Bài tập 1: Bốn nhóm người cùng sản xuất ra một loại hàng hóa .

Nhóm 1 hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa hết 2h và sản xuất được 100 hàng hóa, nhóm 2 hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa hết 3 h và sản xuất được 400 hàng hóa, nhóm 3 hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa hết 4h và sản xuất được 300 hàng hóa , nhóm 4 hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa hết 5h và sản xuất được 200 hàng hóa .

Tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1 đơn vị hàng hóa ? Gợi ý lời giải :

Thời gian lao động cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện san xuất bình thường của xã hội. Lượng của nó được xác định như sau :

( 2h x100 ) + ( 3h x 400 ) + ( 4h x 300 ) + ( 5h x 200 ) / ( 100 + 400

+300 + 200) = 3,6 h.

Bái tập 2 : Trong 8 giờ ( một ngày lao động ) sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị 80USD . Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu :

a ) Năng suất lao động tăng lên 2 lần b) Cường độ lao động tăng 1,5 lần Gợi ý lời giải :

Lượng giá trị của hàng hóa tỉ lệ thuận với lượng lao động hao phí và tỉ lệ nghịch với năng suất lao động. Vậy

a. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần, thì lượng sản phẩm sản xuất ra được là : 16 sản phẩm x 2 = 32 sản phẩm

Lượng lao động hao phí làm ra 32 sản phẩm vẫn là 8h , giá trị của chúng vẫn là 80 USD, do đó giá trị của 1 sản phẩm sẽ giảm xuống là :

80 USD : 32 = 2,5 USD .

b. Khi cường độ lao đông tăng lên 1, 5 lần , thì lượng sản phẩm sản xuất được là :

16 sản phẩm x 1,5 = 24 sản phẩm .

Cường độ lao động tăng lên , tức là sự hao phí sức lao động trong khoảng thời gian đó tăng lên, làm cho trong 1 đơn vị thời gian tạo ra nhiều giá trị hơn. Theo bài ra ta có

Do đó giá trị của 1 sản phẩm lúc này là 120 : 24 = 5 USD .

Đối với Chương V : Học thuyết giá trị thặng dư ( V . Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư ) ta có thể xây dựng một số bài tập tự luận sau : Bài tập 1 :

Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông là 120 tỷ đồng . Trong đó , tổng giá cả hàng hóa bán chịu là 10 tỷ đồng, tổng số tiền thanh toán đã đến kỳ hạn là 70 tỷ đồng, số tiền khấu trừ cho nhau là 20 tỷ, số lần luân chuyển trung bình trong năm của đơn vị tiền tệ là 20 vòng, số tiền trong lưu thông là 16 000 tỷ đồng.

Có thể xóa bỏ hoàn toàn lạm phát hay không nếu nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền cũ theo tỷ lệ 1 : 1000 ?

Gợi ý lời giải

Số tiền cần phát hành là :

Tổng số tiền cần thiết cho lưu thông = ( 120 – 10 + 70 – 20 ) : 20 = 8 tỷ đồng.

Nếu đổi tiền theo tỉ lệ : 1 : 1000 thì số tiền trong lưu thông là : 16000 tỷ : 1000 = 16 tỷ đồng

Như vậy , số lượng tiền giấy thừa ra ngoài số tiền cần thiết là : 16 tỷ - 8 tỷ = 8 tỷ .

Hiện tượng lạm phát do đó vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được . Bài tập 2 :

Tư bản ứng trước để kinh doanh là 3,5 triệu yên, trong đó tư bản cố định là 2,5 triệu yên, tư bản khả biến là 200 000 yên . Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 12,5 năm. Nguyên, vật liệu 2 tháng mua 1 lần

Tư bản khả biến quay 1 năm 10 vòng

Hãy xác định tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản Gợi ý lời giải :

Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 1 năm là : 2,5 triệu yên : 12,5 năm = 0,2 triệu yên /năm Lượng tư bản khả biến chu chuyển trong 1 năm là : 0,2 triệu yên x 10 = 2 triệu yên.

Tốc độ chu chuyển của tư bản trong năm là : n = 12 : 2 = 6 ( vòng )

Lượng giá trị nguyên, nhiên vật liệu chu chuyển trong 1 năm là : ( 3,5 – 2,5 – 0,2 ) x 6 = 4, 8 triệu yên .

Tổng tư bản chu chuyển trong 1 năm là : 0,2 + 2 + 4,8 = 7 triệu yên . Tốc độ chu chuyển chung của toàn bộ tư bản là :

3 ,5 triệu :7 triệu / năm = 0, 5 năm .

3.2.2.2 Thiết kế bài tập trắc nghiệm

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Chương IV : Học thuyết giá trị II . Hàng hóa

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất . Câu 1. Hàng hoá là:

a. Sản phẩm của lao động để thoả mãn nhu cầu của con người

b. Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán

c. Sản phẩm ở trên thị trường

d. Sản phẩm được sản xuất ra để đem bán Câu 2 : Hàng hóa có mấy thuộc tính cơ bản a. 1

b. 2 c. 3 d. 4

Câu 3 : Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi: a. Sự khan hiếm của hàng hoá

b. Sự hao phí sức lao động của con người

c. Lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá d. Công dụng của hàng hoá

Câu 4 : Lượng giá trị xã hội của hàng hoá được quyết định bởi: a. Hao phí vật tư kỹ thuật

b. Hao phí lao động cần thiết của người sản xuất hàng hoá c. Hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hoá d. Thời gian lao động xã hội cần thiết

Câu 5 : Lượng giá trị của đơn vị hàng hoá thay đổi: a. Tỷ lệ thuận với năng suất lao động

b. Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động

c. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động, không phụ thuộc vào cường độ lao động

d. a và b

Câu 6 :Chọn ý đúng về tăng năng suất lao động: Khi tăng năng suất lao động thì:

a. Số lượng hàng hoá làm ra trong 1 đơn vị thời gian tăng b. Tổng giá trị của hàng hoá không thay đổi

c. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm xuống d. Cả a, b và c

Câu 7 : Giá trị sử dụng là gì?

a. Là công dụng của vật có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người b. Là tính hữu ích của vật

c. Là thuộc tính tự nhiên của vật d. Cả a, b và c

Câu 8 : Chọn ý đúng về tăng cường độ lao động: khi cường độ lao động tăng lên thì:

a. Số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian tăng lên b. Số lượng lao động hao phí trong thời gian đó không thay đổi c. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm đi

d. Cả a, b và c

Câu 9 : Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần thì ý nào dưới đây là đúng?

a. Tổng số hàng hoá tăng lên 4 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng lên 4 lần b. Tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần, tổng số hàng hoá tăng 2 lần c. Giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần d. Tổng số hàng hoá tăng lên 2 lần, giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần. Câu 10 : Hai hàng hoá trao đổi được với nhau vì:

a. Chúng cùng là sản phẩm của lao động

b. Có lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bằng nhau

c. Có lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau d. Cả a và b

Đối với Chương V : Học thuyết giá trị thặng dư( V . Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư ) ta có thể xây dựng một số bài tập sau :

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1 : Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất không gồm ?

a. Thời gian lao động

b. Thời gian tiêu thụ hàng hoá c. Thời gian dự trữ sản xuất d. Thời gian gián đoạn lao động

Câu 2 : Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến thời gian sản xuất? a. Dự trữ sản xuất

b. Tính chất của ngành sản xuất c. Năng suất lao động

d. Cả a, b, c

Câu 3 : Những giải pháp nào giúp cho rút ngắn thời gian sản xuất a. Chọn loại sản phẩm

b. áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất c. Tăng NSLĐ và cường độ lao động

d. Cả a, b, c

Câu 4 : Những giải pháp nào có thể rút ngắn thời gian lưu thông a. Giảm giá cả

b. Nâng cao chất lượng hàng hoá

c. Cải tiến phương thức bán hàng, quảng cáo. d. Cả a, b, c.

Câu 5 : Những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc tư bản cố định a. Nguyên vật liệu, điện, nước dùng cho sản xuất

b. Các phương tiện vận tải c. Máy móc, nhà xưởng d. Cả b và c

Câu 6 : Các yếu tố dưới đây, yếu tố nào thuộc tư bản lưu động a. Đất đai làm mặt bằng sản xuất

b. Máy móc, nhà xưởng c. Tiền lương

Câu 7 : Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

a. Tốc độ chu chuyển chung của tư bản

b. Phương thức chuyển giá trị của các bộ phận tư bản sang sản phẩm c. Vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư d. Sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất

Câu 8 : Hãy nhận dạng những dấu hiệu nào không thuộc phạm trù hao mòn hữu hình?

a. Giảm khả năng sử dụng b. Do sử dụng

c. Tác động của tự nhiên d. Khấu hao nhanh Câu 9 :

Hãy nhận dạng những dấu hiệu nào không thuộc phạm trù hao mòn vô hình: a. Khấu hao nhanh

b. Xuất hiện các máy móc mới có công suất lớn hơn, giá rẻ hơn c. Máy móc bị giảm giá ngay cả khi còn mới

d. Cả b và c

Câu 10 : Tư bản cố định và tư bản lưu động thuộc phạm trù tư bản nào? a. Tư bản sản xuất

b. Tư bản tiền tệ c. Tư bản bất biến d. Tư bản ứng trước

Trắc nghiệm điền khuyết

Chương IV : Học thuyết giá trị II . Hàng hóa

Câu 1 : ... là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua bán.

a. Tư bản b. Hàng hóa c. Giá trị

d. Khủng hoảng kinh tế

Câu 2 : Giá trị sử dụng là công dụng của ... nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người

a. Hàng hóa b. Giá trị c. Tư bản

d. Khủng hoảng kinh tế

Câu 3 : Giá trị của hàng hóa là ... của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa .

a. Công dụng

b. Công cụ lao động c. Lao động xã hội d. Đối tượng lao động

Câu 4 : ... là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá, với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh XH nhất định.

a. Thời gian lao động thặng dư b. Thời gian gián đoạn lao động c. Thời gian dự trữ sản xuất

Câu 5 : ... là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của con người

a. Lao động cụ thể b. Lao động trừu tượng c. Cường độ lao động d. Năng suất lao động

Đối với Chương V : Học thuyết giá trị thặng dư ( V .Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư ) ta có thể xây dựng một số bài tập sau :

Hãy chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống

Câu 1 : ... là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng thêm

a. Chu chuyển tư bản b. Tuần hoàn của tư bản c. Tư bản cố định

d. Tư bản lưu động

Câu 2 : Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ thì gọi là ...

a. Tư bản cố định b. Tư bản lưu động c. Chu chuyển tư bản d. Thời gian sản xuất

Câu 3 : ... là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sản phẩm

b. Tư bản lưu động c. Tuần hoàn tư bản d. Chu chuyển tư bản

Câu 4 : ... là bộ phận của tư bản sản xuất, mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hóa đã bán xong.

a. Tư bản cố định b. Tư bản lưu động c. Tuần hoàn tư bản d. Chu chuyển tư bản

Câu 5 : Tư bản cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật là ... a. Máy móc, thiết bị , nhà xưởng

b. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu c. Sức lao động

d. Giá trị thặng dư.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w