- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;
g. Cs văn hóa.
3.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đa
Kỳ Anh là huyện miền núi phía Nam tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên theo kết quả Kiểm kê đất đai năm 2010, thống kê năm 2013 là 104.186,73 ha. Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn gồm 268 đơn vị thôn, với 178.109 nhân khẩu và có 272 tổ chức sử dụng đất. Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Đất đai năm 2003, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 phòng ban, các tổ chức đoàn thể, công tác quản lý, sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng đất đai được khai thác và phát huy có hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Kết quả đạt được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
a. Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơđịa chính, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và đăng ký thống kê
Việc chỉnh lý biến động bản đồ, hồ sơ địa chính được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đồng bộ đã thông tin kịp thời và là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; Tuy nhiên, toàn huyện mới đo đạc địa chính được 8/33 xã, thị trấn do đó công tác quản lý đất đai còn gặp khó khăn việc giải quyết về đất đai phải căn cứ vào hồ sơ đo đạc cũ. Diện tích đất nông nghiệp đã đo đạc được 51.880,83 ha ở bản đồ tỷ lệ từ 1/1.000 đến 1/10.000; Diện tích đất phi nông nghiệp đã đo đạc là 3.909,5 ha ở bản đồ tỷ lệ 1/1.000 và 1/2.000.
b. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong thời gian vừa qua với sự chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, phòng tài nguyên môi trường, cùng với sự phối hợp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Trung ương đã thực Quy hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Anh thời kỳ 2001-2010, kết hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2001- 2005); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015). Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 của các xã, thị trấn trong huyện. Bên cạnh đó đã thực hiện Quy hoạch chung KKT Vũng Áng (gồm 9 xã) năm 2007 và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng đến năm 2025 (năm 2009); Công bố quy hoạch các khu đô thị Kỳ Long - Kỳ Liên - Kỳ Phương, khu đô thị trung tâm Kỳ Trinh, khu đô thị du lịch Kỳ Ninh và 5 khu tái định cư, khu nghĩa trang để di dời dân ở các xã trong vùng dự án Formosa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Quy hoạch chung thịt trấn, các thị tứ, các khu dân cư, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, thủy lợi,...đến năm 2025. Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2 được triển khai có hiệu quả. Công tác cấp quyền, chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường gắn với khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản từng bước được triển khai đồng bộ.
Ưu điểm: Những xã, thị trấn đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai đó đi vào nề nếp; Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; Việc giao đất ở, đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thuận lợi. Quy hoạch sử dụng đất đã làm cơ sở cho việc giao đất phát triển giao thông, thủy lợi, các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, các đô thị mở rộng; quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND huyện, xã, thị trấn để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
c. Công tác giao đất, cho thuê đất.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành có liên quan và UBND cấp xã, thị trấn tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường GPMB; phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh..., tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, nhất là các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 nghiệp trọng điểm của huyện.
Thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) và Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXIII) về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, trong nhiệm kỳ qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành, các nhà đầu tư chỉ đạo quyết liệt và thực hiện có hiệu quả, phục vụ tốt cho việc triển khai các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn.
Thực hiện tốt việc chấp thuận chủ trương đầu tư, giới thiệu địa điểm sử dụng đất đối với dự án, thẩm định năng lực tài chính của các chủ đầu tư...do đó, đến nay việc giao đất, cho thuê đất đối với các dự án trên địa bàn tỉnh cơ bản phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị. Đối với những trường hợp xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, mặc dù chưa phù hợp quy hoạch nhưng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đã được huyện xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trước khi quyết định giao đất, cho thuê đất.
d. Công tác quản lý đất ở các nông, lâm trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ.
Trong những năm qua các cấp cơ sở đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quỹ đất nông nghiệp đẩy mạnh việc giao đất cấp GCN QSD đất cho hộ nông dân theo Nghị định số 64/CP; 02/CP; 163/CP nhằm khuyến khích việc khai hoang, phục hoá khai thác vùng đồi để trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy Băm Zăm. Vì vậy quỹ đất lâm nghiệp tăng nhanh góp phần độ che phủ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác vùng đồi thực hiện chương trình cải tạo, xoá bỏ vườn tạp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, có giá trị kinh tế phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho nhân dân. Cụ thể trong giai đoạn từ 2005-2010 Cùng với Quyết định số 1040/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về việt phê duyệt kết quả rà soát, quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Tĩnh, theo đó diện tích đất rừng sản xuất đã tăng 19.821,49 ha tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc trồng rừng sản xuất đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Diện tích rừng sản xuất giao cho hộ gia đình là 12.221,90 ha, rừng phòng hộ là 244.70 ha. Diện tích rừng sản xuất giao nông -lâm trường quản lý là 8.191,60 ha, rừng phòng hộ là 3.469,00 ha. Diện tích rừng sản xuất giao Ban quản lý rừng của nhà nước là 14.406,70 ha, rừng phòng hộ là 11.008,60 ha, rừng đặc dụng là 3.931,20 ha;
e. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đến hết năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 104.186,73ha trong đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng 27.499,54 ha chiếm 26,39%; UBND cấp xã sử dụng 14.517,17 ha chiếm 13,93%; tổ chức kinh tế sử dụng 12.597,02 ha chiếm 12.09%; đất được cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê là: 1.856,2m2 chiếm 1,78%. Đất nông nghiệp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 13.025 hộ gia đình và cá nhân và 41 tổ chức trong địa bàn huyện. Đất phi nông nghiệp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 34.701 hộ gia đình và cá nhân và 12 tổ chức trong địa bàn huyện. Đặc biệt, KKT Vũng Áng (nằm trên địa bàn 9 xã với diện tích 22.781ha) đến nay đã có 84 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 180.000 tỷ đồng, trong đó đã có 20 dự án đi vào hoạt động.
Thực hiện chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 29/3/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tiếp tục thực hiện chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp gắn với công tác cấp GCNQSD đất và xây dựng hồ sơ địa chính, UBND huyện Kỳ Anh đã tích cực chỉ đạo các xã tiếp tục thực hiện chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2, tính đến thời điểm thống kê 2013, đã có 17/23 xã thực hiện chuyển đổi đạt hiệu quả tốt. Nhìn chung, việc sử dụng đất trên toàn địa bàn huyện là đúng mục đích, có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án triển khai chậm, có dấu hiệu vi phạm, giai đoạn 2005-2010, UBND huyện đã đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức thanh tra và thu hồi đất của 4 dự án với tổng diện tích: 14,11 ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69