nước
1.2.1. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài ngoài
Công tác quy hoạch luôn chiếm vị trí quan trọng trong quản lý đất đai cũng như quá trình sản xuất. Tùy thuộc vào điều kiện của mình mà mỗi nước có phương pháp quy hoạch sử dụng đất đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng khác nhau. Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây nên hệ thống quy hoạch của họ tương đối hoàn chỉnh, tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, nội dung quy hoạch sử dụng đất đã gắn liền với môi trường, xây dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể đảm bảo cảnh quan môi trường và sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Vì thế, quy hoạch sử dụng đất tại những nước này có tính khả thi cao.
Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ 1916 đến những năm 30 và hầu hết các bang của nước Mỹ đều tuân theo nguyên tắc trên. Đến những năm 70, các bang này gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc có tầm nhìn xa hơn. Từ những đòi hỏi trên, Luật Đất đai mới của Mỹ ra đời và hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất (Land use law, 2007).
Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin (Land use planning for Berlin. Keeping up with Change, Summary, 2001), hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn lãnh thổ của đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất của thành phố Berlin nói riêng và của Đức nói chung có hiệu quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế.
Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và sản xuất hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ở Thái Lan, quy hoạch đất đai được được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia, vùng và địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nông nghiệp, thị trường lao động.
Ở Đài Loan, trong vài thập kỷ gần đây, quá trình đô thị hóa và bùng nổ kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động, thành phố Cao Hùng (thành phố phía Nam của Đài Loan) đã phải đối mặt với áp lực tăng dân số đô thị nhanh chóng, làm thay đổi mạnh mẽ về quy mô lẫn diện mạo của thành phố. Chính quyền thành phố đã dựa trên kế hoạch, thực thi một cách tích cực dự án tổng thể nâng cấp đất đô thị với tên gọi là: “Củng cố đất đô thị”, theo đó, trước khi xây dựng ổn định, vững chắc, những mảnh đất nhỏ nào có hình dạng không đều và không có giá trị kinh tế sẽ được chuyển sang dạng vuông vắn, có đường giao thông thuận tiện cho việc sử dụng tối ưu và cho các mục đích xây dựng thông qua việc điều chỉnh lại ranh giới cũ bằng cách hợp nhất, chuyển đổi và phân chia lại các mảnh đất. Chương trình củng cố đất đô thị này đã giành thắng lợi hoàn toàn, cung cấp những cơ sở vật chất công cộng cũng như cải thiện một cách hiệu quả chất lượng môi trường đô thị, thu hút mọi người vào các hoạt động khác nhau để bố trí hợp lý đất nông nghiệp.