- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;
1. Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 69,8 42 23,7 22,5 - Công nghiệp và xây dựng 2,4 18,8 33,84 35,1
- Dịch vụ 36,8 39,2 42,46 42,4
Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2000, 2005, 2010, 2013
Nền kinh tế của huyện đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Với xu hướng này Kỳ Anh có khả năng thực hiện được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIV.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án, mặt khác do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư tăng cao nhưng lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp tiếp tục ổn định; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 4,9%. Trong đó: Nông nghiệp tăng 5,2%, lâm nghiệp tăng 2,4%, ngư nghiệp tăng 5,9%. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 55 ngàn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 35 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,2 lần so với năm 2005. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Một số cây trồng công nghiệp được mở rộng và phát triển: Cây lạc 3.500 ha, sản lượng từ 4.909 tấn (năm 2005) lên 6.849 tấn; sản lượng sắn từ 16.350 tấn lên 26.880 tấn; trồng được 238,2 ha chè, 1.730 ha cây cao su. Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng đạt kế hoạch đề ra. Phong trào trồng rừng nguyên liệu, cây bản địa được đẩy mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến; bình quân hàng năm trồng 2.300 ha rừng tập trung, 2 triệu cây phân tán, khoanh nuôi tái 2.170 ha; độ che phủ tăng từ 40% năm 2005 lên 50,2% năm 2010.
Kinh tế thủy sản có bước phát triển khá cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Sản lượng đánh bắt bình quân hàng năm đạt 4.700 tấn, tăng 3,6%; diện tích nuôi trồng 1.500ha, sản lượng 1.450 tấn tăng 18,2% (so với năm 2005). Giá trị xuất khẩu thủy sản trong 5 năm đạt 12 triệu USD (mục tiêu Đại hội 10 triệu USD). Đã quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh sản xuất diêm nghiệp ở xã Kỳ Hà, sản lượng muối hàng năm đạt trên 9 ngàn tấn.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 huyện (khóa XXIII), sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 21,94%; giá trị sản xuất tăng từ 290 tỷ đồng năm 2005 lên 686 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng trường bình quân hàng năm: Quốc doanh đạt 26,22%, ngoài Quốc doanh 18,76%, đầu tư nước ngoài 24,20%. Nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển khá như: Khai thác Titan, sản xuất gạch Tuynel, khai thác đá, cát xây dựng, sửa chữa cơ khí, sản xuất mộc dân dụng, chế biến chè, thủy sản, gỗ dăm,…
KKT Vũng Áng được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 84 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 190 nghìn tỷ đồng, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động, 9 dự án đang triển khai xây dựng. Một số dự án đang được đẩy nhanh tiến độ như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, dự án Khu liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 7,9 tỷ USD; Nhà máy hóa lọc dầu công suất 16 triệu tấn/năm; Khu du lịch hồ Tàu Voi; Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng và nhiều dự án quy mô lớn đáng và sẽ được triển khai.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Tiếp tục thực hiện nghị quyết 08-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện (khóa XXII). Thương mại, dịch vụ-dịch vụ tăng bình quân hàng năm 19,5%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2010 tăng gấp 3 lần so với năm 2005; kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng mới nhất là hệ thống chợ, khách sạn, nhà nghỉ, vận tải, bưu điện, viễn thông, bảo hiểm. Một số điểm du lịch đã được đầu tư quy hoạch và đước đầu hoạt động có hiệu quả như: Du lịch sinh thái Đèo Ngang, Hoàng Sơn quan, bãi tắm Kỳ Ninh,…Hoạt động thương mại-dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
3.1.2.4. Dân số
Năm 2013, dân số toàn huyện là 178.109 người, chiếm xấp xỉ 14% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số bình quân 164 người/km2; thấp hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh (204 người/km2).
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2013 là 1,1%/năm.
Bảng 3.6: Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2000 - 2013
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2013
1. Tổng dân số (người) 163.309 170.738 172.359 178.109
Dân số thành thị (%) 5,9 5,9 5,5 5,5