0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KỲ ANH TỈNH HÀ TĨNH (Trang 40 -45 )

triển, có xuất phát điểm thấp, tình hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết nên công tác quản lý đất đai của Campuchia chưa được quan tâm, hệ thống Luật Đất đai và quy hoạch sử dụng đất chưa có. Đến năm 2000, Bộ Quy hoạch Đất đai và Xây dựng đã hoàn thiện Luật Đất đai nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương không rõ ràng nên sử dụng đất kém hiệu quả làm suy thoái đất đai. Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu về công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên Campuchia đã xây dựng được một hệ thống Luật Đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ.

Nhìn chung, hệ thống Luật Đất đai ở những nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển khai tốt, sử dụng đất đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, những nước kém phát triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn nên hệ thống Luật Đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

1.2.2. Tình hình quy hoch và thc hin quy hoch s dng đất ti Vit Nam Nam

1.2.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai 1993

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các phương án phân vùng nông - lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Kết quả phân vùng nông lâm nghiệp trong cả nước đã được Chính phủ phê duyệt năm 1978 và là cơ sở để triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy việc Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (Nghị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

quyết số 548/NQ/QH ngày 24/5/1979 của ủy Ban thường vụ Quốc hội về thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất; Nghịđịnh số 404/CP ngày 09/11/1979 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý ruộng đất).

Đến đầu những năm 1980, Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ V (1982) đã quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”. Trong chương trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kỳ 1986 - 2000 này có 5 vấn đề, trong đó có vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai; coi đất đai vừa là nguồn lực sản xuất trực tiếp quan trọng như là vốn, lao động và vừa là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Hơn nữa, cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện được ví như 500 “pháo đài” làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước hết sức sôi động (Chính phủ, 2004)

Như vậy, đây là giai đoạn có tính bước ngoặt về bố trí sắp xếp lại đất đai mà thực chất là quy hoạch sử dụng đất đai. Điều này được phản ánh ở chỗ nội dung chủ yếu của Tổng sơ đồ tập trung vào quy hoạch vùng chuyên môn hóa và các vùng sản xuất trọng điểm của lĩnh vực nông nghiệp, các vùng trọng điểm của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng và đô thị.

Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng vì nó được quy định rõ ở Điều 9 và Điều 11 của Luật Đất đai 1987. Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, cả nước vừa trải qua một thời kỳ triển khai rầm rộ công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng nhưng thực tế nền kinh tế đất nước ta đang đứng trước những khó khăn lớn. Những thay đổi lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu cùng với nhiều vấn đề trước mắt thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 nhật phải giải quyết làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai lại rơi vào trầm lắng.

1.2.2.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay

Luật Đất đai năm 1993 ra đời (Quốc Hội, 1993), tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn. Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập và tới tháng 4 năm 1995, lần đầu tiên tổ chức được một Hội nghị tập huấn về công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Sau hội nghị này công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai được triển khai mạnh mẽ và có bài bản hơn ở cả 4 cấp là: cả nước, tỉnh, huyện, xã.

"Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Tổng cục Địa chính đã cho nghiên cứu, soạn thảo và ban hành (tạm thời) Quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 28/10/1995 về quy trình, định mức và đơn giá điều tra quy hoạch sử dụng đất đai áp dụng trong phạm vi cả nước. Từ đó các địa phương có cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất đai theo nội dung và quy trình tương đối thống nhất, đẩy nhanh tiến độ công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai” (Nguyễn Tiến Dũng, 2005).

Với những kết quả khả quan thu được, báo cáo "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010” đã được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 11; Quốc hội đã ra Nghị quyết số 01/1997/QH9 ngày 10/5/1997 thông qua kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2000 của cả nước. Căn cứ Nghị quyết này, công tác quy hoạch sử dụng đất đai tiếp tục được đẩy mạnh.

Cũng trong thời gian này, nhằm đưa ra quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai, phục vụ việc chỉ đạo công tác này trên phạm vi cả nước, Tổng cục Địa chính đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau (tỉnh, huyện, xã). Từ các mô hình đó, đến nay công tác lập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 quy hoạch sử dụng đất đai đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước theo quy trình thống nhất do Tổng cục Địa chính ban hành kèm Công văn số 1814/CV- TCĐC ngày 12/10/1998.

Tiếp theo đó, trong các ngày từ 22 - 26/10/1998, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Tập huấn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước nhằm thúc đẩy công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nhanh, mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nội dung, tiến độ đề ra theo các Nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy cũng phải sau 7 năm, tức là phải đến năm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số 29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiến hành công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng và đã được Chính phủ phê duyệt.

Về nội dung, phương pháp, trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp đã có những quy định cụ thể, rõ ràng mang tính pháp lý như Luật Đất đai năm 2003 quy định tại Mục 2 Chương II (gồm 10 Điều, từ Điều 21 đến Điều 30), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (Võ Tử Can, 2006) quy định tại Chương III (gồm 18 Điều, từ Điều 12 đến Điều 29), Thông tư số 30/2004 /TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và hiện nay đang thực hiện quy hoạch sử dụng theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT

“Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/04/2012 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp; ban hành Định mức sử dụng đất; Định mức, đơn giá điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Luật đất đai năm 2013 mới có hiệu lực từ 01/7/2014 với 14 chương, 212 điều về cơ bản vấn đề xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gần giống như luật đất đai năm 2003, chỉ khác bỏ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã nên quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chi tiết hơn đến đơn vị cấp xã.

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2003, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được triển khai ở cả 4 cấp với kết quả đã thực hiện đến cuối năm 2011 trên toàn quốc như sau:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước: Chính phủ đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước trình Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 và được thông qua tại Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, các tỉnh đã và đang tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương. Đến nay cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để trình Chính phủ phê duyệt.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Cả nước có 698 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) đã hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Cả nước có 11.112 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) hiện tại các xã đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 lồng ghép trong đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã đến năm 2020.

- Sau khi luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, không thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã nên cả nước hiện đang tiến hành triển khai lập kế hoạch sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 dụng đất cấp huyện kỳ cuối (2016-2020) chi tiết đến các xã.

Theo Nguyễn Quang Học: “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp nông thôn, đất đai được sử dụng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đất ở nông thôn được cải tạo, chỉnh trang phát triển theo hướng đô thị hóa. Đất có mục đích công cộng được quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân” (Nguyễn Quang Học, 2008).

Theo Nguyễn Đình Bồng: quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được pháp luật quy định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai; việc tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn từ 1994 đến nay đã cơ bản hoàn thành QHSD đất cả nước, QHSD đất cấp tỉnh; QHSD đất đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nguyễn Đình Bồng, 2006).

1.2.3. Tình hình quy hoch và thc hin quy hoch, kế hoch s dng đất tnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KỲ ANH TỈNH HÀ TĨNH (Trang 40 -45 )

×