Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 68)

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;

b. Những nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách TP. Hà Tĩnh 52 km về phía Nam. Địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình. - Phía Tây giáp huyện Hương Khê. - Phía Đông giáp biển Đông

Toạ độ địa lý 17o 57’ 10” đến 18o 10’ 19” vĩ độ Bắc, 106o 11’ 34” đến 106o 28’ 33” kinh độ Đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 104.186,73 ha, chiếm 17,48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 32 xã và 01 thị trấn.

Với vị trí như trên, Kỳ Anh có những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:

- Tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình là điều kiện thuận lợi cho việc mở mang giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Tiếp giáp với biển Đông có chiều dài bờ biển hơn 62km đó là lợi thế của huyện trong việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và giao thông đường thuỷ.

- Quốc lộ 1A chạy dọc huyện cùng với các tuyến đường liên huyện, liên xã đã tạo thuận lợi hơn cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.

- Là một huyện có tiềm năng đa dạng về tài nguyên đất, có nguồn lao động dồi dào với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 được nhiều nhà đầu tư với nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì Kỳ Anh vẫn còn một số hạn chế như: - Điều kiện địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ văn hoá của nhiều người dân còn ở mức thấp đó là một thách thức lớn đối với địa phương trong giao lưu trao đổi hàng hoá, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư khai thác tiềm năng lao động và đất đai cho sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Trên địa bàn huyện hiện nay phá rừng vẫn tồn tại đã và đang làm đất đai bị xói mòn, rửa trôi, đây là nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất lâm - nông nghiệp và cuộc sống của nhân dân.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình đất đai huyện Kỳ Anh khá phức tạp, gồm 3 dạng địa hình: đồng bằng, ven biển và miền núi. Kỳ Anh nằm phía đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc dần từ tây sang đông. Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi, có 4 dạng địa hình sau :

+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dải hẹp nằm dọc theo ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Cũng như các núi khác trong khu vực có được hình thành sau vận động Hecxini muộn, nhưng đến vận động Kainozoi được nâng lên mạnh. Các khối granit xâm nhập bọc lộ ra với các đỉnh nhọn, sườn dốc và thường là những đỉnh cao nhất vùng. Các núi cát kết phiến sét hình thái mềm mại hơn, đường phân thuỷ có khi được chia cắt rõ nét nhưng nhiều chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng có khi thấp hẳn xuống. Dạng địa hình này rất khó khăn cho giao thông đi lại và khai thác.

+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm diện tích khá lớn của huyện có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 tạp, kiến trúc tướng đá Hoành Sơn.

Địa hình này hình thành sau vận động Hecxini muộn nhưng ở đới Hoành Sơn bị chìm ngập ở Mêzôzôi thượng, đến vận động Kainozoi tiếp tục được nâng lên. Mức độ chia cắt yếu, độ dốc của thung lũng thường từ 150- 100 m/km có khi giảm xuống 50 m/km, ở đây quá trình xâm thực bóc mòn mạnh hơn là chia cắt sâu, địa hình mềm mại, ít dốc, độ cao các đỉnh núi ít chênh lệch lớn tạo thành một độ cao trung bình 400 - 500 m. Ở địa hình này giao thông đi lại và khai thác nông lâm nghiệp cũng bị hạn chế, đặc biệt là ở các thung lũng giữa núi.

+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khai thác nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực. Chiều ngang thung lũng tương đối rộng trong đó phổ biến là các dạng địa hình đồi bằng, bãi bồi và thềm sông khá phát triển kiểu địa hình này đang được khai thác mạnh và khả năng còn có thể mở rộng để phát triển nông lâm nghiệp.

+ Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng Kỳ Anh nằm dọc theo ven biển với độ cao trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía tây, càng về phía nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn nhỏ trong huyện, vùng này có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.

Địa hình ven biển thường có những dải cát dọc theo bờ biển, thỉnh thoảng còn có những cồn cát cao là những khu dân cư phía trong nội đồng. Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của huyện hàng năm cung cấp một lượng lớn lương thực thực phẩm chính cho nhân dân. Địa hình này rất thuận lợi cho giao thông đi lại, cũng như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Huyện Kỳ Anh chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa nên có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau, mùa nóng từ tháng IV đến tháng IX.

a. Chếđộ gió:

+ Hướng gió: hướng gió là một yếu tố bị địa hình chi phối sâu sắc nhất, trên căn bản khí hậu Kỳ Anh mỗi năm có hai mùa gió chủ yếu là mùa Đông Bắc trong mùa đông (kéo dài từ tháng XI-tháng III) và Tây Nam trong mùa hè (kéo dài từ tháng V-tháng X).

Bảng 3.1: Hướng gió thịnh hành hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hướng gió ĐB ĐB ĐB Đ TN TN TN TN TN ĐB ĐB ĐB Qua bảng trên ta thấy tháng IV là tháng chuyển tiếp từ gió mùa Đông bắc sang gió Tây Nam.

+ Tốc độ gió: Tốc độ gió phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình của địa phương.

Bảng 3.2: Tốc độ gió (m/s) trung bình hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tốc độ gió 2,2 2,1 1,8 1,8 2,2 2,8 3,4 2,4 1,9 2,5 2,6 2,3 Nhìn chung tốc độ gió ở Kỳ Anh thuộc loại lớn nhất trong tỉnh Hà Tĩnh chính vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất hoa màu, tác dụng cơ giới của gió làm cho cây đổ, phấn hoa rụng- nhất là lúa chiêm xuân hoặc hè thu đang ở giai đoạn trổ bông. Ngoài ra nó còn cuốn đi những chất màu và cuốn cát bụi đến vùi lấp những thửa ruộng màu mỡ, khiến cho đất trở lên cằn cỗi.

b. Chếđộ nhiệt:

Kỳ Anh có một nền nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình tại Kỳ Anh là 25,0oC.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Bảng 3.3: Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Nhiệt độ trung bình 20,1 20,2 22,3 26,0 30,5 31,5 31,3 29,9 27,2 25,0 22,7 19,8 Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng XII, ở Kỳ Anh 19,8oC. Tháng VI có nhiệt độ trung bình cao nhất: 31,5oC. Nhiệt độ tối thấp ở tháng XII hoặc tháng III ở Kỳ Anh 7,5oC. Nhiệt độ tối cao tháng VII ở Kỳ Anh là 40,4oC. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí sử dụng các hệ thống cây trồng và chế độ chăm sóc.

c. Lượng mưa

Kỳ Anh là một trong những huyện có lượng mưa nhiều so với các huyện trong tỉnh trừ một phần nhỏ ở phía bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm. Số ngày mưa trung bình năm ở Kỳ Anh cũng khá cao, nơi ít nhất cũng có 120- 130 ngày mưa trong một năm, nơi nhiều có thể đến 180-190 ngày, phổ biến là 150-160 ngày. Nhìn chung, lượng mưa phân bố không đều và tập trung vào các tháng mùa hè và thường kết thúc muộn. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng IX, X và tháng XI, ít nhất là tháng II, tháng III.

d. Độẩm không khí

Hàng năm ở Kỳ Anh có độ ẩm không khí rất cao, ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng vẫn thường trên 70%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Kỳ Anh thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông, khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn, độ ẩm không khí rất lớn. Thời kỳ có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 6, 7 ứng với thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất và thời kỳ ẩm cao nhất là thời kỳ nhiều mưa phùn gió bấc vào tháng 2, tháng 3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

e. Lượng bốc hơi nước

Về mùa đông, do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, có nghĩa là mùa đông ở Kỳ Anh thời tiết rất ẩm. Đối chiếu với lượng mưa, lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/5 đến 1/2. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn, lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng có thể lớn gấp 3 -4 lần 5 tháng mùa lạnh. Ở vùng đồng bằng ven biển có những tháng lượng bốc hơi nhiều hơn lượng mưa. Nhưng nhìn chung, trong toàn mùa mưa, lượng mưa vẫn lớn gấp 3 lần lượng bốc hơi, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp vì nền nhiệt độ và độ ẩm là một trong những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng năng suất sinh học, đây là một thuận lợi của huyện Kỳ Anh.

* Các yếu tố khí hậu đặc trưng khác:

- Ở Kỳ Anh sương mù chủ yếu xảy ra trong mùa đông và những tháng chuyển tiếp, thường 5-6 ngày có sương mù, ở miền núi thường nhiều hơn, phổ biến nhất là loại sương mù địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.

- Số giờ nắng ở Kỳ Anh khá cao, trung bình các tháng mùa đông 70-80 giờ, ở các tháng mùa hè là 180-190 giờ. Mùa đông nắng ít gay gắt rất thuận lợi cho cây trồng trong việc tích luỹ chất khô, mùa hè nắng thường quá gay gắt ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Bình quân hàng năm Kỳ Anh có 1.500 - 1.700 giờ nắng, nhưng do phân bố không đồng đều nên vụ đông xuân thường thiếu ánh sáng. Trong khi đó vụ hè thu lại quá dư thừa. Vì vậy việc bố trí mật độ và loại cây trồng thích hợp trong từng thời kỳ rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất cây trồng.

Kỳ Anh là một trong những vùng có nhiều cơn bão đi qua bình quân mỗi năm từ 1 dến 1,6 cơn. Bão ở Kỳ Anh thường xuất hiện từ tháng IX đến tháng XI, gây nhiều hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 trong vùng.

Do ảnh hưởng của bão thường gây ra mưa lớn, ở Kỳ Anh bình quân 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới có thể mưa đến 100 - 200mm, có nơi 400 - 500mm vì vậy dễ gây lũ lụt lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây số cơn bão đổ bộ vào Kỳ Anh thường ít hơn.

- Gió mùa Đông bắc: Về mùa đông do các đại lục Âu - Á lạnh giá tạo nên các áp cao lục địa, các áp cao lạnh này di chuyển xuống phía nam hoặc đông nam lục địa Trung Quốc, rìa phía nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông bắc.Gió mùa Đông bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Kỳ Anh hầu như quanh năm, chỉ trừ tháng 7 và tháng 8, do ảnh hưởng đột ngột làm giảm nhiệt độ 4-6oC so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân.

- Gió Tây khô nóng: Là một loại hình đặc biệt ở Kỳ Anh nói riêng và khu IV nói chung. Gió Tây khô nóng xuất phát từ áp thấp khô nóng Ấn - Miến hoặc từ vịnh Bangan trước khi đi vào Kỳ Anh đều phải qua dải Trường Sơn. Tại đây xảy ra hiện tượng "phơn" nghĩa là hơi nước được giữ lại ở phía tây Trường Sơn, khi xuống đông Trường Sơn thì trở nên khô và nóng, nhưng thường chỉ xuất hiện từng đợt, nhiệt độ cao nhất lớn hơn 35oC, độ ẩm thấp nhất dưới 55%. Bình quân số ngày gió Tây khô nóng ở huyện Kỳ Anh là 30- 50 ngày/năm, thường bắt đầu từ tháng 3, kết thúc tháng 9 cao điểm là tháng 7. Gió Tây khô nóng gây hậu quả xấu như: tốc độ gió lớn, khô, nóng, gây hạn hán, cây cối khô héo giảm năng suất, trong đất tích luỹ nhiều sắt nhôm gây thoái hoá đất.

Nhìn chung, thuận lợi lớn nhất trong khí hậu Kỳ Anh cần phải tìm cách khai thác hiệu quả là ánh sáng dồi dào, tổng tích ôn cao, lượng mưa phong phú. Đây là động lực chính để cho thực vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho sinh khối lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

3.1.1.4. Thủy văn

Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu, là mạch máu của trái đất, rất gần gũi với cuộc sống của con người. Ở Kỳ Anh mạng lưới sông suối khá dày đặc bao gồm:

- Sông Rác: bắt nguồn từ núi Đông Chùa xã Kỳ Tây ở độ cao 545m, dài 32Km chủ yếu chảy theo hướng Tây-Đông.

- Sông Trí: bắt nguồn từ núi Đông Chùa chảy qua các xã Kỳ Tây, Kỳ Lâm, Kỳ Hoa rồi đổ vào cửa Văn Yên xã Kỳ Hải. Sông chảy len lỏi giữa hai dãy núi Yên Mã, Đá Bạc và rú Bá Hơi hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào sông Quyền ở cửa Nam Hải. Lưu vực hẹp với diện tích lưu vực 58km2 có chiều dài 39km. Đầu nguồn sông Trí có các hồ thủy lợi tích nước phục vụ cho nông, lâm, ngư nghiệp và sinh hoạt cộng đồng dân cư trong mùa khô: Hồ Kim Sơn xã Kỳ Hoa, nằm trên khe Hố có diện tích lưu vực 25km2, diện tích mặt thoáng 175ha, dung tích lớn nhất khoảng 17 triệu m3. Hồ sông Trí (Kỳ Hoa) có diện tích lưu vực 56km2, diện tích mặt thoáng 48ha, dung tích khoảng 2,8 triệu m3, tưới cho 700ha.

- Sông Quyền bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn ở độ cao 1000m, sông có độ dài 34km. Đoạn thượng nguồn gọi là khe đá Hát chảy theo hướng Tây Nam. Đoạn từ cầu Đá Hát xuống hạ lưu gọi là sông Quyền chảy dọc theo vùng biển

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)