- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;
4 Nhà máy nhiệt điện III Kỳ Phương 90,00 90,
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1.1 Nằm ở vị trí thuận lợi, huyện Kỳ Anh có sự chuyển dịch kinh tế khá mạnh, trong đó công nghiệp và dịch vụ, du lịch là thế mạnh của huyện. Sự phát triển về kinh tế xã hội cùng với việc hình thành mạng lưới đô thị ảnh hưởng đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua công tác quản lý đất đai được quan tâm với việc thực hiện tốt 15 nội dung quản lý đất đai. Theo kết quả kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 104.186,73 ha được phân bố cho 33 đơn vị hành chính (32 xã và 01 thị trấn). Quỹ đất của huyện đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội 98.503,17 ha, chiếm 94,54% so với diện tích tự nhiên. Trong đó: đất nông nghiệp 82.047,39 ha, chiếm 78,75%; đất phi nông nghiệp 16.455,78 ha, chiếm 15,79%; đất chưa sử dụng 5.683,56 ha, chiếm 5,46% tổng diện tích tự nhiên.
1.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất:
* Tính đến năm 2010 đất nông nghiệp thực hiện đạt 120,64%; nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện đạt 104,10%; nhóm đất chưa sử dụng thực hiện đạt 346,42% so với phương án quy hoạch.
* Đến năm 2013: Đất nông nghiệp thực hiện đạt 104,66% so với kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015); nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện đạt 76,89% so với kế hoạch nhóm đất chưa sử dụng thực hiện đạt 77,27% so với kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch huyện Kỳ Anh bộc lộ một số tồn tại: (i) nhiều công trình, dự án không có trong phương án quy hoạch được thực hiện (Đất ở đô thị, an ninh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất khoáng sản,...); (ii) nhiều công trình, dự án có trong phương án quy hoạch, kế hoạch nhưng chưa thực hiện và thực hiện không đúng như trong phương án quy hoạch, kế hoạch; (iii) nhiều chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 116 chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt, đặc biệt là sử dụng đất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, đất khoáng sản, đất trồng cây lâu năm,...
1.3. Những tồn tại của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ năm 2001 – 2013 của huyện Kỳ Anh trên các mặt: phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chậm, quản lý, kiểm tra trực hiện quy hoạch còn lỏng lẻo, các cơ chế, chính sách chưa đồng bộ,…
1.4. Trên cơ sở những đánh giá về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện tốt phương án quy hoạch, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố với 5 giải pháp chính gồm giải pháp về kinh tế, chính sách, kỹ thuật và tổ chức, quản lý và giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch của huyện Kỳ Anh nói riêng, quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện nói chung, đề nghị tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về đổi mới nội dung, phương pháp, trình tự lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận mới, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Xây dựng chỉ tiêu định lượng về mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Lồng ghép các vấn đề xã hội, biến đổi khí hậu và môi trường trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo cho phương án quy hoạch có tính khả thi cao và bền vững.
- Xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới.
- Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể về mức độ thay đổi cơ cấu, quy mô sử dụng đất như thế nào thì phải lập điều chỉnh quy hoạch.
- Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá chi tiết đến từng chỉ tiêu nhỏ, đi vào từng công trình cụ thể nhằm đảm bảo tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch cấp Huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 117