- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;
2. LĐ đang làm việc trong các
ngành KTQD (người) 76.240 79.686 83.565 86.382
- Khu vực sản xuất vật chất (người) 73.412 76.061 77.972 80.594 - Khu vực không sản xuất vật chất
(người) 2.828 3.625 5.593 5.788
Nguồn : Niên giám Thống kê huyện Kỳ Anh từ 2000-2010,2013
Về chất lượng dân số: Huyện Kỳ Anh có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số xã miền núi phía Tây, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.
3.1.2.5. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Kỳ Anh có xu hướng tăng dần, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh như hiện nay huyện cần huy động hơn nữa nguồn lao động. Đặc biệt, lao động có tay nghề lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Bảng 3.7: Lao động trong các ngành kinh tế giai đoạn 2000-2013
Đơn vị: người TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 I Số LĐđang làm việc 73.412 76.061 78.152 81.564 1 LĐ trong ngành NLN và TS 67.073 66.289 63.578 63.620 2 LĐ trong ngành CN – XD 3.842 4.698 7.440 10.277 3 LĐ trong ngành dịch vụ 2.497 5.074 7.134 7.667 II Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,0 1 LĐ trong ngành NLN và TS 91,37 87,15 81,35 78,0 2 LĐ trong ngành CN – XD 5,23 6,18 9,52 12,6 3 LĐ trong ngành dịch vụ 3,40 6,67 9,13 9,4
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2010;2013
Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 91,4% năm 2000 xuống còn 78,0% năm 2013; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 5,2% năm 2000 lên 12,6% năm 2013; khu vực dịch vụ tăng từ 3,4% năm 2000 lên 9,4% năm 2013. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (78%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp.
3.1.2.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Trong giai đoạn vừa qua cùng với quá trình xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng đô thị và các khu dân cư có sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ. Huyện đã phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Trung ương quy hoạch tổng thể 9 xã thuộc KKT Vũng Áng. Công bố quy hoạch các khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương, khu đô thị trung tâm Kỳ Trinh, khu đô thị du lịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Kỳ Ninh và 5 khu tái định cư, khu nghĩa trang để di dời dân ở các xã trong vùng dự án Formosa. Quy hoạch chi tiết Thị trấn, các Thị tứ, các khu dân cư, khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cùng với cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi,…
3.1.2.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông
* Hệ thống giao thông đường bộ
+ Hệ thống quốc lộ: Quốc lộ 1A là đường trục dọc chính quan trọng nhất nối từ Bắc vào Nam, nối với các huyện, TP Hà Tĩnh trong tỉnh, với các tỉnh bạn, trên địa phận huyện Kỳ Anh dài 52 km. Quốc lộ 12 xuất phát từ cảng Vũng Áng đến Quốc lộ 1A đi đèo Mụ Dạ và nối sang các nước Lào, Thái Lan.
+ Hệ thống tỉnh lộ: Huyện Kỳ Anh có một tỉnh lộ quy huyện Cẩm Xuyên, qua xã Kỳ Thượng, Kỳ Lâm và đến hết xã Kỳ Lạc thuộc địa phận huyện Kỳ Anh dài 25 km.
+ Hệ thống đường huyện: Hệ thống đường huyện gồm 23 tuyến dài 297 km, phân bố khá đều trên địa bàn huyện, 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm xã.
* Hệ thống đường thủy: Các tuyến đường sông trong huyện đều ngắn do địa hình chia cắt, vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ chủ yếu do phương tiện của tư nhân khai thác. Cảng cá ở xã Kỳ Hà, cảng nước sâu Vũng Áng ở xã Kỳ Lợi đã hoàn thành và đưa vào phục vụ phát triển KTXH của tỉnh, huyện và các tỉnh lân cận, các nước trong khu vực. Cảng Sơn Dương đã và đang triển khai các bước để xây dựng và đưa vào phục vụ phát triển KTXH.
c. Thuỷ lợi.
Thủy lợi là ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc bố trí cơ cấu cây trồng trên đất canh tác. Toàn huyện có hàng trăm công trình rải đến các xã, trong đó có 30 hồ chứa nước (đại, trung và tiểu thủy nông), trong đó có một hồ chứa nước đại thủy nông sông Rác, 5 hồ chứa trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 thủy nông, 57 hồ, đập chứa tiểu thủy nông và nhiều công trình tạm thời với năng lực tưới cho 6.500 ha vụ đông xuân và 6.100 ha vụ mùa.
d. Năng lượng.
Hệ thống điện lưới hoàn chỉnh và đồng bộ: lưới điện siêu cao áp 500KV và 220KV, lưới diệu cao áp 110KV; hệ thống trung và hạ thế đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, 100% số xã, thị trấn có điện lưới phục vụ.
e. Bưu chính viễn thông.
Toàn huyện có 30 điểm văn hoá xã, 6 bưu cục và 1 đại lý. Các dịch vụ Bưu chính viễn thông tiếp tục được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. Diện phủ sóng các mạng di động: Mobifone, Vinaphone, Viettel,... đạt 85%.