nước
nước có phương pháp quy hoạch sử dụng đất đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng khác nhau. Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây nên hệ thống quy hoạch của họ tương đối hoàn chỉnh, tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, nội dung quy hoạch sử dụng đất đã gắn liền với môi trường, xây dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể đảm bảo cảnh quan môi trường và sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Vì thế, quy hoạch sử dụng đất tại những nước này có tính khả thi cao.
Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ 1916 đến những năm 30 và hầu hết các bang của nước Mỹ đều tuân theo nguyên tắc trên. Đến những năm 70, các bang này gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc có tầm nhìn xa hơn. Từ những đòi hỏi trên, Luật Đất đai mới của Mỹ ra đời và hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất (Land use law, 2007).
Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin (Land use planning for Berlin. Keeping up with Change, Summary, 2001), hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn lãnh thổ của đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất của thành phố Berlin nói riêng và của Đức nói chung có hiệu quả