Khả năng chịu nhiệt cao của mô vảy củ của các dòng lily lai được

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen trong đánh giá, chọn và tạo dòng Lilium có khả năng chịu nóng (Trang 66 - 68)

Các dòng lily lai mới được lai tạo được đánh giá khả năng chịu nóng điều kiện in vitro của mô vảy củ sau khi được xử lý nhiệt độ (37oC ± 1oC, 13 ngày). Kết quả thu được thể hiện tổng hợp ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 . Khả năng sống sót và khả năng tái sinh củ của lát cắt vảy củ 3 dòng lily lai và

các dòng bố mẹ sau xử lý nhiệt( 37oC ± 1oC, 13 ngày)

Dòng

Tỷ lệ mẫu sống sót (%) Tỷ lệ mẫu sống

sót tạo củ (%) Hệ số nhân củ

sau sốc nhiệt 10 ngày sau sốc nhiệt 30 ngày

I5 36, 00 ± 0,04bc 21, 00 ± 0,07bc 11,33 ± 0,013bc 1,5a F 52,18 ± 0,024a 33,12 ± 0,051a 25,58 ± 0,044a 1,3ab L 44,36 ± 0,091ab 26,36 ± 0,070ab 16,25 ± 0,162b 1,5a SL11 28,16 ± 0,068cd 0d - - Sor 15,21 ± 0,048d 10,36 ± 0,016cd 5,85 ± 0,021cd 1,5a Bel 24,75 ± 0,010cd 18,84 ± 0,046bc 6,33 ± 0,028cd 1,83a 134 23,33 ± 0,033cd 16,67 ± 0,033bc 3,33 ± 0,033d 1,33a

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p <0.05 (phép thử Duncan)

Bảng 3.6 cho thấy, trong các con lai tạo ra, dòng lai SL11 không có khả năng chịu nhiệt (thể hiện tỷ lệ mẫu sống sót sau xử lý nhiệt 10 ngày là 28,16%, sau 30 ngày bằng 0%). Dòng lai I5 thể hiện tiềm năng chống chịu nhiệt gần bằng với dòng bố mẹ F và L (với tỷ lệ mẫu vảy củ sống sót sau sốc nhiệt 10 ngày tương ứng là 36%; 44,36% và 52,18%; sau sốc nhiệt 30 ngày 21%; 26,36% và 33,12%) (với tỷ lệ mẫu sống sót tạo củ là 11,33%; 16,25% và 25,57% và hệ số tạo củ là 1,5; 1,3 và 1,5 (củ/ lát cắt) (phụ lục 14). Dòng lai 134 bước đầu được nhận thấy có khả năng chịu nóng sấp xỉ giống dòng làm mẹ (Bel), cao hơn dòng làm bố (Sor) thể hiện tỷ lệ sống sót sau sốc nhiệt 10 ngày là 23,33%, trong khi đó dòng bố mẹ là 15,21% và 24,75%; tỷ lệ sống sót sau 30 ngày là 16,67%, trong khi dòng bố mẹ là 10,36% và 18,84%. Dòng con lai này có tỷ lệ mẫu sống sót tạo củ và hệ số nhân củ thấp hơn dòng bố, mẹ của chúng.

Tóm lại, hai dòng lily lai được tạo ra bằng kỹ thuật lai hữu tính và cứu phôi được kiểm tra khả năng sống sót của các mẫu lát cắt vảy củ và khả năng tái sinh củ nhỏ sau sốc nhiệt in vitro. Khả năng sống sót và p hát sinh củ lily nhỏ ở nhiệt độ 37oC ± 1oC ở các mẫu lily 134, I5 tương đương với các dòng bố mẹ (L, Sor, F, Bel). Như vậy, các dòng lily lai tạo ra như 134, I5 được bước đầu cho rằng có khả năng

chịu nóng tương đương với các dòng bố mẹ. Đặc tính chịu nóng và các đặc tính nông, sinh học khác cần được kiểm tra nhiều lần trong qui mô phòng thí nghiệm cũng như qui mô ngoài đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen trong đánh giá, chọn và tạo dòng Lilium có khả năng chịu nóng (Trang 66 - 68)