Ngưỡng chịu nóng in vitro của một số giống lily nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen trong đánh giá, chọn và tạo dòng Lilium có khả năng chịu nóng (Trang 54 - 57)

Theo Nguyễn Thị Tâm (2004), để xây dựng qui trình chọn dòng chịu nóng in vitro, cần xác định ngưỡng chịu đựng của giống. Khả năng chống chịu một điều kiện stress phi sinh học ở thực vật thể hiện rất rõ giai đoạn cây ra hoa và giai đoạn cây non. Chính vì vậy, với điều kiện đánh giá cây giống trong hệ thống in vitro,

chúng tôi tiến hành nuôi cấy củ nhỏ in vitro ở điều kiện nhiệt độ cao.

Theo Yin & Chen (2008), nhiệt độ cao (37oC và 42oC) đã ảnh hưởng đến hình thái một số giống lily. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành xác định tỷ lệ mẫu sống sót của giống khi bị xử lý nhiệt độ cao như trên nhằm đánh giá khả năng chịu nóng của các giống lily nghiên cứu.

3.1.3.1. Khả năng sống sót in vitro của một số giống lily ở nhiệt độ 37 oC ± 1oC

Trong thí nghiệm này, chúng tôi đặt các mẫu nuôi cấy in vitro trong điều kiện nhiệt độ 37oC ± 1oC, quan sát màu sắc củ để xác khả năng sống sót của các mẫu lily thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy (hình 3.3, phụ lục 10), tất cả các mẫu lily đều không có hiện tượng chết trong 4 ngày đầu nuôi cấy. Sau đó, ở các ngày kế tiếp một số mẫu bắt đầu có hiện tượng chết (thể hiện ở hình thái củ bắt đầu chuyển sang màu nâu, đen hoặc ủng vàng) (hình 3.5). Mẫu tiếp tục chết nhanh với số lượng lớn 50%, 75% và 100% (hay với tỷ lệ sống sót là 50%, 25% và 0%). Trong các mẫu giống thí nghiệm, thời gian chết hoàn toàn (tỷ lệ sống sót là 0%) của mẫu Sor và SP là ngắn nhất tương ứng với thời gian là 14 ngày, mẫu giống Yel là 17 ngày, các mẫu giống Bel, L và F là 20 ngày, 21 ngày và 22 ngày. Ngày T ỷ lệ s ống só t(% )

Hình 3.3. Tỷ lệ sống sót của các giống khi nuôi cấy ở nhiệt độ 37 oC ± 1 oC

Tóm lại, trong các giống lily thí nghiệm, giống F, L, Bel, Yel và có khả năng chịu nhiệt độ cao hơn cả (thời gian mẫu chết hoàn toàn lần lượt là 22, 21, 20 và 17 ngày), trong khi hai giống SP, Sor thời gian mẫu chết hoàn toàn là 14 ngày. Kết quả

thí nghiệm là cơ sở để chúng tôi bố trí thí nghiệm chọn dòng lily có khả năng chịu nóng in vitro sau này.

3.1.3.2. Khả năng sống sót in vitro của một số giống lily ở nhiệt độ 42oC ± 1oC

Các mẫu lily nghiên cứu cũng được chúng tôi thử nghiệm khả năng sống sót khi được nuôi cấy ở nhiệt độ cao 42 oC ± 1oC. Kết quả thu được cho thấy ở biểu đồ hình 3.4 sau:

Hình 3.4. Tỷ lệ sống sót của các giống khi nuôi cấy ở nhiệt độ 42 oC ± 1 oC

Sau 12 giờ (0,5 ngày) đặt trong điều kiện sốc nhiệt, tất cả các mẫu giống đều đã có hiện tượng chết. Thời gian chết hoàn toàn của các mẫu giống là 1,5 ngày (đối với giống Sor); 2 ngày (đối với Sp, Yel); 2,5 ngày (đối với Bel); 3 ngày (đối với L) và 3,5 ngày (đối với F) (hình 3.4; phụ lục 15).

Theo kết quả về khả năng chịu nóng của các giống lily ở khi xử lý ở 37oC ± 1oC và 42oC ± 1oC, chúng tôi nhận thấy, những giống có khả năng sống sót cao trong điều kiện 37oC ± 1oC thì cũng có khả năng sống sót cao khi nuôi cấy trong điều kiện 42oC ± 1oC. Trong các giống nghiên cứu, khả năng chịu nóng kém nhất luôn là Sor; khả năng chịu nóng trung bình thuộc về các giống SP, Yel, Bel và L; giống F chịu nóng tốt hơn cả.

A B

Hình 3.5. Sự tạo củ lily in vitro từ lát cắt vảy củ(A) và khả năng sống của củ lily in vitro trong điều kiện nhiệt độ cao(B)

Tóm lại, ngưỡng chịu nóng in vitro của các giống đã được xác định ở 37oC ± 1oC trong khoảng 14 ngày hoặc 42oC ± 1oC, trong khoảng 1,5 ngày. Giống L. longiflorum Thunb (L), L. x formolongo (F) chịu nóng tốt hơn các giống như Bách hợp Sapa (SP), Sorbonne (Sor), Yelloween (Yel) và Belladonna (Bel).

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen trong đánh giá, chọn và tạo dòng Lilium có khả năng chịu nóng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)