Vấn đề tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 116 - 120)

- Tiền chi trả cho mỗi vị trí lao động/ ngày

4.7.4.Vấn đề tự nhiên

* Địa chất, địa hình, khí hậu

Thuận lợi cho sự phát triển du lịch (đã phân tích ở phần 3.3).

Toàn tỉnh Tiền Giang cũng như xã Thới Sơn phải lập kế hoạch cụ thể để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu có thể xảy ra trong tương lai để có giải pháp và ứng phó kịp thời.

*Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị

17T

Thới Sơn có tiềm năng du lịch tự nhiên tương đối phong phú và đa dạng. Nổi17T 17Tbật nhất là hệ thống sông, kênh rạch có thể được khai thác tạo thành những sản17T 17Tphẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn. Các điểm du lịch vườn cũng đã được đầu tư và khai thác kinh doanh có hiệu quả.

Một vấn đề mà địa phương đang phải đối mặt chính là làm thế nào để thoát khỏi sự trùng lắp các sản phẩm du lịch vì có tránh được sự trùng lắp, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sự khác biệt đặc sắc giữa các sản phẩm du lịch... mới hấp dẫn được du khách, kéo dài thời gian lưu trú của họ, đồng nghĩa với việc làm tăng doanh thu từ du lịch. Thế mạnh của Thới Sơn là du lịch sinh thái và tham quan miệt vườn, sông nước. Tuy nhiên, do có những điểm tương đồng về địa hình địa mạo nên sản phẩm du lịch tham quan miệt vườn, sông nước hầu như tỉnh nào cũng có. Sự trùng lắp này thể hiện cả trong địa giới hành chính lẫn sản phẩm du lịch, hàng hóa bày bán.

Ví dụ như sản phẩm du lịch tham quan các cồn Thới Sơn, cồn Phụng, cồn Quy hiện đang được cả hai tỉnh là Tiền Giang và Bến Tre cùng khai thác. Các công ty du lịch ở cả Bến Tre và Tiền Giang đều tập trung khai thác các dịch vụ như tham quan chợ cá nổi trên sông Tiền, tham quan cồn Phụng xem các di tích về đạo Dừa và các điểm bày bán đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ dừa, ngồi xuồng

chèo trong các con rạch nhỏ, tham quan trại mật ong, xưởng sản xuất kẹo dừa, nghe đờn ca tài tử, ăn trái cây...

Theo địa giới hành chính thì cồn Thới Sơn thuộc về tỉnh Tiền Giang, cồn Phụng, cồn Quy thuộc về tỉnh Bến Tre nên cũng có thể nói du khách xuống TP. Mỹ Tho để du lịch nhưng thực chất cũng là du lịch Bến Tre. Hiện nay Tiền Giang và Bến Tre các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phần lớn đều chưa trực tiếp chủ động được nguồn khách mà phải phụ thuộc vào các công ty du lịch tại TPHCM. Không những thế, các công ty này còn thi nhau giảm giá tour để cạnh tranh. Do vậy, nguồn lợi từ du lịch đã phải chia năm xẻ bảy dẫn đến việc những người dân phục vụ du lịch của các tour du lịch trên các cồn sông Tiền đã không được hưởng gì nhiều.

Ngoài Tiền Giang, Bến Tre, các tỉnh khác có thế mạnh về du lịch như Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang cũng có nhiều sản phẩm du lịch trùng lắp. Từ những tour một ngày tới 4 - 5 ngày đến những tour kết hợp du lịch (homestay) nghỉ đêm, trực tiếp sinh hoạt tại nhà dân đều có sự trùng lắp. Bất cứ địa phương nào cũng có các sản phẩm như đi thuyền trên sông, đi xuồng chèo và các sản phẩm dịch vụ du lịch như : tát mương bắt cá, đạp xe đạp trên đường đan, uống trà mật ong, ăn trái cây, thăm các làng nghề, chợ nổi, làng cá bè...

Đâu là lối ra cho sự trùng lắp nói trên để du lịch Thới Sơn ngày một hấp dẫn, đặc sắc để có thể thu hút khách du lịch lưu trú dài ngày. DLST là một thế mạnh của Thới Sơn. Nhưng những năm gần đây, khách đến chơi khi ra về đều bày tỏ thái độ thất vọng bởi sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch.

Hơn mười năm qua, DLST ở cồn Thới Sơn đang dần trở thành điểm đến nhàm chán bởi các công ty du lịch chỉ tập trung khai thác những gì có sẵn từ thiên nhiên để lấy tiền, và hầu như không tái đầu tư để phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo nhằm thu hút khách.

Khởi đầu chuyến DLST ĐBSCL từ thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Cách TP.HCM 70km với lợi thế cả đường bộ lẫn đường thủy. Từ bến đò của phòng hướng dẫn du lịch thuộc Công ty cổ phần Du lịch Tiền Giang mua vé. Đò chạy trên sông Tiền hướng về phía cảng cá Mỹ Tho, đò chạy chậm vòng quanh một số chiếc ghe, tàu đánh cá đậu trên sông, đây là... chợ cá nổi trên sông đặc sắc. Sau khi xem cảng cá, đò quay mũi hướng về phía cồn Phụng (cù lao ông Đạo Dừa). Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu những truyền thuyết về vùng đất được mệnh danh “đất tứ linh” với các cù lao Long, Lân, Quy, Phụng, nhưng khi khách hỏi tình hình đời sống dân cư hiện nay thì cô lung túng. Đò cập bến cồn Phụng, du khách được tự do tham quan những di tích về đạo Dừa và những cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa. Khoảng 20 phút đi loanh quanh trên khu du lịch hướng dẫn viên hướng dẫn xuống đò để đi xem làm kẹo dừa và nuôi ong mật. Tàu nổ máy hướng qua phía bờ Tân Thạch, Bến Tre vào một con rạch, du khách sang những chiếc ghe nhỏ do các hướng dẫn viên đóng

vai thôn nữ bơi bằng dầm (hoặc chèo) đưa đi len lỏi trong con rạch um tùm. Chừng 10 phút đi xuồng, du khách được lên bờ đi dọc theo những con đường quê rợp mát bóng dừa và cây ăn trái của xã Tân Thạch. Ở đây du khách được toàn quyền tham quan cuộc sống, sinh hoạt của cư dân địa phươnG. Lúc tham quan lò sản xuất kẹo dừa và trại nuôi ong mật thì chủ nhà rất hiếu khách, liên tục mời khách ăn kẹo, uống rượu mật ong miễn phí. Rời Tân Thạch, du khách lại tiếp tục xuống đò hướng về cù lao Thới Sơn để ghé khu du lịch Thới Sơn 1. Tại đây du khách được ăn trái cây (chuối, chôm chôm, khóm, nhãn, đu đủ, thanh long...) mỗi thứ một ít và nghe đờn ca tài tử rồi... xuống đò về Mỹ Tho.

Rời Mỹ Tho qua Bến Tre mua tour DLST, du khách thật bất ngờ và thất vọng vì được các hướng dẫn viên cho quay trở lại những địa điểm mà du lịch Tiền Giang vừa đưa đi. Hóa ra, những cù lao tứ linh trên sông Tiền lâu nay hai công ty du lịch Tiền Giang và Bến Tre thi nhau khai thác nên sản phẩm du lịch không khác gì nhau.

Tại Vĩnh Long, du khách lại tham gia tour DLST. Mất 4-5 giờ đồng hồ lênh đênh sông nước, du khách nhận ra rằng ở Vĩnh Long chẳng khác gì Tiền Giang hoặc Bến Tre với môtip quen thuộc : xuống đò qua cù lao An Bình, đi xuồng vào các kênh rạch nhỏ, tham quan vườn trái cây, lò kẹo dừa, lò bánh tráng, đi xem chợ nổi, tham quan lò gạch ngói, ăn trái cây và... nghe đờn ca tài tử.

Tại TP Cần Thơ, DLST tiếp tục vẫn là : xuống đò đi loanh quanh trên sông Hậu, thăm các vườn trái cây trên các cù lao, đi xem chợ nổi Cái Răng, nhà cổ ở Bình Thủy, nghe đờn ca tài tử trên sông...

DLST ĐBSCL hấp dẫn nhưng đi chỗ nào cũng thấy na ná nhau, nó là bản photocopy lẫn nhau, thiếu tính chuyên nghiệp và độc đáo để thu hút khách nên gây nhàm chán, khách đến một lần không muốn quay lại lần thứ hai. Nhiều địa phương ở ĐBSCL đều thừa nhận sự yếu kém về hạ tầng, đặc biệt là tình trạng vệ sinh ở các khu DLST chưa được đảm bảo. DLST ĐBSCL –khách đến cười vui hớn hở nhưng ra về thì không muốn quay lại vì đơn điệu và nhàm chán.

Còn những khu du lịch tư nhân thì sao. Những năm gần đây tư nhân đầu tư mở vườn du lịch khá nhiều. Khách ruột của vườn phần lớn là cán bộ, CNVC đến nhậu…. Khách vào vườn với nhu cầu du lịch thật sự hầu như không có bởi sản phẩm du lịch chỉ có ăn nhậu - karaoke - nước phòng ngủ - đờn ca tài tử và đi xuồng vào thăm vườn ăn trái cây, tham quan làng nghề như mấy tour DLST của công ty cổ phần du lịch Tiền Giang. Ngày bình thường vườn du lịch vắng hoe, chỉ có ngày cuối tuần là đông khách. Các vườn du lịch tư nhân chủ yếu là kinh doanh ăn uống. Trụ không được bao lâu rồi một số cũng đi vào giải thể.

Mặc dù năm nào các tỉnh ĐBSCL nói chung Tiền Giang nói riêng cũng đưa ra các báo cáo cho thấy con số khách du lịch mỗi năm mỗi tăng nhưng trên thực tế tỉ lệ khách du lịch đến rồi quay trở lại lần thứ hai, thứ ba rất ít.

Tại Tiền Giang, khảo sát của ngành du lịch cho thấy trong hơn nửa triệu du khách đến tham quan du lịch hằng năm chỉ có 2,1% khách lưu trú, còn lại... sáng đến Mỹ Tho chiều về TP.HCM vì Tiền Giang mà cụ thể là ở Thới Sơn cũng không có bất kỳ loại hình vui chơi giải trí đặc sắc nào để giữ chân du khách. Khách đến rồi quay trở lại là... cực kỳ hiếm bởi cả chục năm nay DLST không có trò gì mới, chỉ loanh quanh đi thuyền trên sông, vườn trái cây, thăm làng nghề, nghe đờn ca tài tử.

Vì sao DLST ở Thới Sơn có bề dày phát triển hàng chục năm nhưng sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu đến mức du khách nhàm chán mà những người làm du lịch vẫn bình thản. Hiện nay lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch chưa đến 50% được đào tạo về nghiệp vụ du lịch nên thiếu chuyên nghiệp, thiếu sáng tạo để tìm kiếm những loại hình du lịch đủ sức giữ chân du khách. Bên cạnh đó, không ai muốn động não để tìm tòi, sáng tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Những người làm DLST ở các tỉnh không muốn đầu tư sáng tạo bởi chỉ cần đưa ra sản phẩm du lịch mới chưa đầy tuần lễ là các nơi đã sao chép nguyên xi. Cuối năm 2004 công ty cổ phần du lịch Tiề Giang đưa ra loại hình du lịch tát mương bắt cá nướng ăn tại chỗ được du khách nội địa và quốc tế hưởng ứng nhiệt liệt vì tính mới lạ, độc đáo, gần gũi thiên nhiên. Nhưng chưa đến một tuần lễ thì hầu như các tỉnh làm DLST đều có tour tát mương bắt cá và đến nay thì vườn du lịch tư nhân cũng bê sản phẩm này vào trong tour của họ.

Mấy năm gần đây các tỉnh rộ lên phong trào liên kết nhau hợp tác du lịch. Ba mục tiêu mà ngành du lịch các tỉnh đề nghị hợp tác là liên kết khai thác tour, tuyến du lịch, cùng nhau quảng bá sản phẩm du lịch và liên kết đào tạo nhân lực. Nhưng trên thực tế, sau những chầu nhậu hoành tráng giữa những vị “sếp” đầu ngành thì khi tỉnh rượu chuyện hợp tác làm ăn hầu như các công ty không hợp tác với nhau, thậm chí còn cạnh tranh hạ giá tour, giành giật khách để triệt hạ lẫn nhau.

Mới đây, đã từng có ý kiến cho rằng mỗi tỉnh nên chọn một địa điểm, sản phẩm du lịch đặc sắc để liên kết mở tour du lịch đặc trưng của ĐBSCL (ví dụ Tiền Giang chọn cù lao Thới Sơn, Vĩnh Long chọn làng nghề gốm, Cần Thơ chọn chợ nổi Cái Răng, An Giang chọn núi Thất Sơn...).Ý tưởng đó rất hay nhưng... đầu tư tốn kém và không hiệu quả, giá tour cao và lợi nhuận phải chia năm xẻ bảy nên không ai muốn hợp tác với nhau.

Trước hình ảnh DLST ĐBSCL cũng như du lịch ở Thới Sơn đang không lối thoát, những người có tâm huyết với ngành du lịch đã đề nghị sớm thành lập công ty cổ phần du lịch ĐBSCL với thành viên là công ty cổ phần du lịch các tỉnh và thành lập ngay hiệp hội du lịch ĐBSCL. Đây là hai

việc làm rất cần thiết và cấp bách : công ty cổ phần du lịch các tỉnh sẽ điều phối hoạt động kinh doanh du lịch trong toàn vùng, hợp tác khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của từng địa phương. Trong khi hiệp hội du lịch là diễn đàn công khai để ngành du lịch các tỉnh bày tỏ chính kiến, trao đổi hợp tác làm ăn và xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của ĐBSCL. Hiện nay dịch vụ du lịch các tỉnh đều mắc phải những hạn chế như nhau: năng lực tài chính yếu, nhân viên hạn chế chuyên môn, yếu ngoại ngữ, cơ sở hạ tầng kém, chất lượng dịch vụ không cao nhưng giá tour lại cao, sản phẩm du lịch nghèo nàn. Trong toàn vùng không có chuỗi du lịch liên hợp nghỉ dưỡng chất lượng cao, các khu giải trí cao cấp và các loại phương tiện hiện đại phục vụ du lịch như máy bay hạng nhẹ, tàu cao tốc, sân golf, resort...Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch 13 tỉnh thành ĐBSCL không ai hơn ai thì ai sẽ là người đứng ra điều hành công ty cổ phần du lịch ĐBSCL.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 116 - 120)