Các khái niệm khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 35 - 36)

Cơ sở chế biến Làng nghề

Cơ sở ngành nghề nông thôn

1.3.4.3. Các khái niệm khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn thôn

* Sản phẩm – dịch vụ du lịch nông thôn

Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm – dịch vụ du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh doanh du lịch. Theo luật du lịch Việt Nam 2005, Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại yếu tố hợp thành để thỏa mãn các loại nhu cầu tiêu thụ của du khách trong hoạt động du lịch (Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, 2000). Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Dịch vụ du lịch là hạt nhân của sản phẩm du lịch, sự thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà người kinh doah du lịch cung cấp. Dịch vụ du lịch là một khái niệm hoàn chỉnh, là do các dịch vụ đơn lẻ kết hợp làm thành, phải duy trì sự phối hợp nhịp nhàng nhất trí trong toàn bộ chỉnh thể để tạo sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh (Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, 2000). Là một loại hàng hóa đặc biệt, sản phẩm du lịch có thuộc tính chung của hàng hóa, tức có hai tầng thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị tinh thần

* Hoạt động du lịch nông thôn

Theo luật du lịch 2005, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Hoạt động du lịch chỉ mối tổng hòa nhiều quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa chủ thể du lịch, khách thể du lịch và môi giới du lịch. Người du lịch, nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn tới sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch (Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, 2000).

Theo luật du lịch 2005, tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 35 - 36)