KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 137 - 139)

- Tài nguyên và tiềm năng du lịch của cù lao Thới Sơn chưa được đầu tư tương xứng để khai thác có hiệu quả; chưa quan tâm đến vấn đề môi trường để phát triển bền vững Các dự án đầu tư hạ

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

Các kết luận do điều tra, khảo sát :

- Các vườn nhà có diện tích lớn (> 1 ha) chiếm tỉ lệ còn rất ít (4,52%).

- Có 237 loài thuộc 83 họ, thực vật hoang dại có 66 loài, điển hình như: Mái dầm, Nhãn lồng, Bìm bìm, Cỏ mực, Chó đẻ, Cóc kèn, Rau trai…( xem phụ lục 1).Thực vật trồng có 171 loài với các cây ăn trái, cây rau, hoa kiểng.

- Vẽ được 8 phẩu đồ. Các phẩu đồ đơn điệu gần như giống nhau, tuổi cây bằng nhau, chệnh lệch nhau vài năm. Nhà vườn bắt đầu trồng xen thêm những cây như dừa, ca cao. Qua đó thấy cấu trúc vườn đơn điệu, chủng loại ít, thực vật hoang dại ít do vườn được chăm sóc kỹ, thực vật hoang dại chủ yếu thân cỏ (có cây thứ sinh mới xâm nhập). Cây trồng nhiều, chủ yếu cây ăn trái và cây làm cảnh, lưa thưa những cây Bonsai. Vườn ở khu du lịch Thới Sơn 1 có thời gian trồng ngắn.

- Khảo sát 6 vườn nhà (3 vườn nhà, 3 vườn kết hợp du lịch sinh thái) chúng tôi nhận thấy : + Các vườn nhà với cây trồng chủ yếu là cây ăn trái đặc biệt là nhãn long chiếm phần lớn. Vì nó có đặc điểm sinh học cao, ít sâu bệnh. Bố trí vườn theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

+ Thành phần loài cây ăn trái phục vụ du lịch khá đa dạng như: Nhãn (Nhãn long, Nhãn tiêu huế, Nhãn xuồng cơm trắng, Nhãn xuồng cơm vàng), Bưởi, Xoài, Mận, Ổi, Sầu riêng, Măng cụt, Mít, Đu đủ, Khóm,... nhưng chỉ là bước khởi đầu.

Bảng 4.23 : Thống kê số lượng cây ở các vườn nhà Tên cây Vườn nhà ông

tư Bé Vườn nhà ông Truyền Vườn nhà ông Chỉnh Vườn nhà ở nhà hàng Thới Sơn 1 Vườn nhà ông tư Đàng Vườn nhà anh Sơn Nhãn long 750 Vài cây 212 10 200 200 Nhãn

Tiêu huế 20 Vài cây Vài cây Vài cây Vài cây

Nhãn

xuồng Ít cây Ít cây Ít cây Ít cây Ít cây Ít cây

Măng cụt 20 400 200 10

Sầu riêng Ít cây 400 5 20

Ổi 130

Xoài 180

Mận 10 80

Chuối 10 70

Dừa 25 100

Ca cao 100

Đu đủ Ít cây Ít cây Ít cây Ít cây Ít cây Ít cây

Bưởi 10 40

Khóm Vài bụi Vài bụi Vài bụi Vài bụi

+ Nhiều vườn bố trí theo mô hình vườn – ao – chuồng, các hộ thường nuôi cá tai tượng, cá rô phi, cá điêu hồng, gà, vịt ít con, số hộ có nuôi heo rất ít....

+ Ở cù lao Thới Sơn có 5 hình thức du lịch miệt vườn, có 3 bến đò chèo.

+ Khách du lịch theo thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Tiền Giang thì hằng năm có tăng nhưng theo chúng tôi nhận thấy thì số lượng khách tham quan rồi quay trở lại lần 2, 3 là rất ít.

+ Thành phần sản phẩm và đồ lưu niệm còn đơn điệu chủ yếu sản phẩm được làm từ cây dừa, hoặc nhập từ nơi khác về để bán cho du khách, không có tính chất tự nhiên. Có 17 sản phẩm làm từ cây dừa : gào múc nước, giá, sạn, đồ để massage, đũa, muỗng cà phê, tô múc canh, bình dừa, bình tách lớn nhỏ, giỏ sách, đĩa, bình rượu, hình tượng cô gái, đồ gạt tàn thuốc, lược, dĩa úp ly, bóp gáo dừa. Chuồn chuồn làm từ gỗ. Tổng số có 4 lò kẹo dừa, 4 quầy hàng đồ gỗ, 4 quầy giỏ sách, 8 gian hàng đồ thêu. Có 2 loại kẹo kẹo chuối và kẹo dừa. Kẹo dừa có 6 loại : kẹo dừa nguyên chất, kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa lá dứa, kẹo dừa ca cao, kẹo dừa đậu phộng, kẹo dừa gừng.

+ Vườn kết hợp du lịch sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vườn trồng xen đem lại hiệu quả kinh tế hơn vườn thuần loại.

Từ đó chúng tôi rút ra những kết luận như sau :

1. Điều kiện tự nhiên trên cù lao Thới Sơn phù hợp để trồng nhiều loài cây ăn trái đặc sản. Khí hậu ổn định, chia mùa rõ rệt, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe và các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách. Vị trí địa lí của cù lao thuận lợi để đưa đón khách bằng đường bộ lẫn đường thủy.

2. Mô hình vườn cây ăn trái kết hợp dịch vụ DLST đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà vườn. Cần có biện pháp cụ thể để giải quyết về “sức chứa” khi lượng du khách đến cù lao tăng, nhất là những tháng cao điểm. Cần xử lý nước thải và rác thải để bảo vệ môi trường tự nhiên cho cù lao.

3. Cù lao Thới Sơn có tiềm năng to lớn về du lịch. Các vườn cây ăn trái, nét đẹp văn hoá của nền văn minh sông nước miệt cho phép Tiền Giang phát triển mạnh hình thức DLST. Vườn cây ăn trái còn tạo sản phẩm tự cung tự cấp từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, tạo vẻ mỹ quan, tạo

sản phẩm hàng hóa, bảo vệ đất, bảo trì gen, góp phần cải thiện vi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường - không gian du lịch sinh thái.

4. Cù lao Thới Sơn vẫn đang còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên các lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch chưa được khai thác đúng mức. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Các hoạt động khai thác sản phẩm du lịch, tiếp thị, đầu tư chưa được đẩy mạnh nên chưa thu hút, hấp dẫn du khách. Đội ngũ lao động trong ngành chưa bắt kịp với yêu cầu của ngành du lịch trong thời hội nhập.

5. Do các điểm tham quan miệt vườn chưa có đầy đủ tiện nghi, sản phẩm du lịch để phục vụ du khách nên tuy lượng khách đến tham quan đông nhưng chi phí của khách du lịch tại đó rất thấp, chủ yếu là chi ăn uống ít lưu trú, dẫn đến doanh thu của ngành du lịch chưa cao.

6. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu chỉ tập trung khai thác dịch vụ ăn uống, đờn ca tài tử là chính. Các cơ sở trùng lắp lên nhau rất nhiều, chưa có những sản phẩm độc đáo, đặc trưng nên gây nhàm chán cho du khách, đa số chưa có ý thức và chiến lược kéo du khách quay lại lần 2, lần 3.

7. Các dự án về quy hoạch du lịch triển khai thực hiện rất chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và sự phát triển kinh tế xã hội.

8. Để phát triển du lịch Tiền Giang và cù lao Thới Sơn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa sở văn hóa, thể thao và du lịch, các ban ngành, chính quyền địa phương và nhà vườn.

Kiến nghị

Để khai thác triệt để và phát huy tiềm năng sẵn có, không chỉ có sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch Tiền Giang mà còn cần sự quan tâm giúp đỡ từ các ban ngành, sự quan hệ hợp tác của các tỉnh bạn có thế mạnh về du lịch, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước.

Hiện nay nguồn vốn cần đầu tư vào dự án khu du lịch cù lao Thới Sơn rất lớn, nên việc triển khai thực hiện còn chậm, chưa đưa vào khai thác kịp thời để thu hút khách du lịch.

Qua đó kiến nghị Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Tiền Giang hỗ trợ như sau :

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)