Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 62 - 64)

- Bão hầu như ít khi đến Tiền Giang nói chung, cù lao Thới Sơn nói riêng Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ Biển Đông và các vùng lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài, có

3.3.1.5.Tài nguyên sinh vật

* Tài nguyên thực vật

Nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm nên hệ thực vật trên cù lao khá đa dạng, nhiều loại cây trồng, cây rau, hoa kiểng điển hình là: Nhãn, bưởi, cam, chanh, sầu riêng, măng cụt, chuối, xoài, mận… và cây hoang dại điển hình như : Bần, dừa nước, nhàu, cỏ mực, chó đẻ, sâm đất, rau muống, điên điển…

Dừa nước trên cù lao phần lớn phân bố tự nhiên ven sông và các bãi bồi, lá dừa nước trầm lá lợp nhà, làm vách và các dụng cụ trong gia đình như: Chổi, giỏ túi sách, mũ nón, gói bánh. Lá non dùng để gói bánh dừa. Cái quả dừa nước có vị hơi ngọt và béo để ăn tươi, nấu chè, làm thức uống… Sọ dừa già có thể dùng làm cúc áo, đồ mĩ nghệ. Ngoài các giá trị kinh tế trên, dừa nước còn có tác dụng điều hòa khí hậu, giữ đất bồi, bảo vệ bờ sông, kênh rạch, chống xói lở do tác dụng của thủy triều hoặc sóng. Ngày nay, nếu mô hình vườn dừa nước biết kết hợp để nuôi trồng thủy sản thì rất tốt vì vừa cho thu nhập từ dừa nước, vừa lợi trong chăn nuôi. Ngoài ra, còn tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái miền sông nước.

* Tài nguyên động vật

Trên cù lao Thới Sơn do chủ yếu phát triển kinh tế vườn, khuôn viên của vườn cũng không rộng lắm nên hệ động vật nuôi cũng như hoang dại không phong phú về số loài và số lượng cá thể. Có thể chia ra:

- Các loài vật trên cạn: ở cù lao Thới Sơn chủ yếu là vật nuôi như: Gà, vịt, heo, chó, ong mật. Ngoài ra còn có một số loài hoang dại như: Rắn, ếch, cóc, nhái, chim, chuột,… nhưng số lượng không nhiều.

- Các loài động vật dưới nước: nhờ hệ thống sông rạch chằng chịt, nên ở Thới Sơn có hầu hết các loài cá nước ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng gồm nhóm cá đồng là nhóm cá có khả năng sinh sống ở môi trường nước tĩnh và chịu được phèn với nồng độ cao như: Cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc, lươn,…Còn nhóm cá sông thì di cư mạnh trong môi trường nước chảy, chúng sống theo sông, rạch như cá chép, cá mè, trôi, tra, cá linh, cá lưỡi trâu, bông lau, cá lòng tong, cá bóng…Các loài thủy sản được nuôi chủ yếu là cá tra, cá điêu hồng, ba sa, tôm càng xanh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 62 - 64)