Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 67 - 71)

- Bão hầu như ít khi đến Tiền Giang nói chung, cù lao Thới Sơn nói riêng Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ Biển Đông và các vùng lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài, có

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Diện tích các vườn nhà, vườn nhà kết hợp du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn

Khảo sát thực tế cho thấy ở cù lao chỉ có số ít vườn nhà có diện tích trên một mẫu (mỗi mẫu là 10.000mP

2

P

). Những loài cây ăn trái chủ yếu có nhãn, xoài, mận, sầu riêng, măng cụt, bưởi… ở những vườn, cây được chăm sóc chu đáo, bón phân tưới nước đầy đủ thì cây phát triển xanh tốt, phòng ngừa bệnh cao còn ở những vườn không được chăm sóc chu đáo, cây thiếu phân, thiếu nước, cằn cỗi…

Kết quả điều tra tổng số vườn nhà là 1503 vườn. Trong đó : Số vườn có diện tích < 5 000 mP 2 Plà 1 146 vườn chiếm 76,25%. Số vườn có diện tích 5 000 mP 2 P

- < 1ha là 289 vườn chiếm 19,23%. Số vườn có diện tích > 1ha là 68 vườn chiếm 4,52%.

Bảng 4.1. Diện tích vườn nhà ở cù lao Thới Sơn

Diện tích Ấp Thới

Bình

Ấp Thới Hòa

Ấp Thới

Thuận Ấp Thới Thạnh Tổng số vườn Tỉ lệ %

< 5 000 mP 2 227 269 297 353 1 146 76,25% 5 000 mP 2 P - < 1ha 52 72 70 95 289 19,23% > = 1ha 14 23 26 5 68 4,52% Tổng số vườn 364 293 393 453 1 503 100% Tỉ lệ % 24,21% 19,50% 26,15% 30,14% 100%

Kết quả điều tra số vườn ở cù lao Thới Sơn được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số vườn trồng các loại cây khác nhau ở cù lao Thới Sơn

Loại vườn Ấp Thới

Bình

Ấp Thới Hòa

Ấp Thới

Thuận Ấp Thới Thạnh Tổng số vườn Tỉ lệ %

Vườn Nhãn 3 1 4 0,27%

Vườn Măng cụt 3 3 0,2%

Vườn Sầu riêng 2 2 0,13%

Vườn bưởi 12 12 0,8% Vườn dừa 8 1 9 0,6% Vườn mít 2 2 0,133% Vườn lan 1 1 0,067% Vườn ca cao 1 1 0,067% Vườn mận An Phước 1 1 0,067% Vườn kiểng 1 1 0,067%

Vườn nhãn có xen cây khác ( P

*

P

) 336 286 393 452 1467 97,6%

Tổng số vườn 364 293 393 453 1503 100%

Hiện nay trên địa bàn xã Thới Sơn có 4 điểm du lịch gồm 3 điểm du lịch do hộ nhà vườn và 1 điểm do công ty cổ phần du lịch Tiền Giang đầu tư và khai thác (Thới Sơn 1). 3 điểm kinh doanh du (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lịch miệt vườn do các hộ nhà vườn làm chủ, làm điểm đến cho các công ty lữ hành khai thác là Thới Sơn 3, Thới Sơn 4, Thới Sơn 5. Tên chủ hộ và địa điểm kinh doanh du lịch của các điểm kinh doanh du lịch miệt vườn do hộ nhà vườn làm chủ ở cù lao Thới Sơn

Bảng 4.3. Các điểm kinh doanh du lịch miệt vườn ở cù lao Thới Sơn

STT Điểm du

lịch

Tên chủ hộ kinh doanh Diện tích Địa điểm

1 Thới Sơn 1 Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang

> 10 ha Ấp Thới Thuận

2 Thới Sơn 3 Nguyễn Văn Chánh (Năm Chánh)

1 ha Ấp Thới Thạnh

3 Thới Sơn 4 Lê Văn Chơn (Ba Chơn ) 1 ha Ấp Thới Thạnh 4 Thới Sơn 5 Nguyễn Thị Lang 1 ha Ấp Thới Thạnh

4.2. Cấu trúc vườn

4.2.1. Thành phần loài cây trồng và hoang dại ở trong các vườn nhà

- Thực vật:

Có 237 loài thuộc 83 họ, thực vật hoang dại có 66 loài, điển hình như: Mái dầm, Nhãn lồng, Bìm bìm, Cỏ mực, Chó đẻ, Cóc kèn, Rau trai…( xem phụ lục 1).Thực vật trồng có 171 loài với các cây ăn trái, cây rau, hoa kiểng…Cây ăn trái với chủng loại phong phú, một số loài đặc sản như: Nhãn, Bưởi, Sầu riêng, Xoài, Cam, Măng cụt, Ổi, Dừa…những cây cho trái quanh năm như Mãng cầu, Ổi, Khế, Đu đủ, Mận, Dừa…Cây ưu thế ở cù lao là Nhãn (Nhãn tiêu da bò, Nhãn long. Nhãn xuồng, Nhãn tiêu huế, Nhãn cơm vàng, Nhãn cơm trắng).

- Thành phần các loài cây trồng chính trong các vườn nhà gồm có : + Cây công nghiệp : Ca cao

+ Cây trồng làm cảnh : Mai chiếu thủy, bông giấy, huỳnh anh, vạn thọ, lan

+ Các loài cây ăn quả : Nhiều nhất là Nhãn (Dimocarpus longan Lour.), Xoài (Mangifera

indica L.), Cam sành (Citrus nobilis Lour. Var. nobilis), Quýt đường (Citrus reticulataBlanco), Sầu

riêng (Durio zibethinusMurr.), Bưởi (Citrus grandis (L) Osb var. grandis)....

Thành phần các loài cây hoang dại trong các vườn nhà không nhiều vì hầu hết các vườn đều được chăm sóc tốt.

4.2.2. Cấu trúc vườn nhà

Dựa vào thành phần loài cây có trong vườn nhà, chúng tôi chia vườn nhà thành 2 kiểu đó là : vườn nhà thuần loại và vườn nhà trồng xen

4.2.2.1. Vườn nhà thuần loại

Chiếm 0,27%, chủ yếu trồng cây nhãn. Vườn có cấu trúc đơn giản. Bên cạnh đó có Vườn Sầu riêng, vườn Măng cụt, vườn Bưởi, vườn dừa,... nhưng số lượng vườn rất ít.

- Cấu trúc ngang trong không gian : Kiểu nhà ở trong vườn, sân trồng cây cảnh, chung quanh là vườn cây ăn trái xanh um, quả trĩu cành.

Nhà ở cù lao chủ yếu được cất dọc theo đôi bờ các sông, rạch, kênh đào, có con đường đá xanh hoặc đan, một số còn đá đỏ vừa làm đê vừa làm đường giao thông chạy song song theo dòng nước, một bên hay cả hai bên đường còn tùy thuộc vào địa thế của từng nơi. Tùy theo diện tích rộng hay hẹp và cũng tùy điều kiện kinh tế, sở thích của từng người, mà cách bố trí mô hình vườn nhà theo một số dạng chính sau đây:

1. Sông, rạch, đường giao thông - Sân - Nhà - Vườn

2. Sông, rạch, đường giao thông - Sân - Nhà – Ao, chuồng - Vườn 3. Sông, rạch, đường giao thông - Vườn - Sân - Nhà - Vườn

4. Sông, rạch, đường giao thông - Vườn - Sân - Nhà – Ao, chuồng - Vườn 5. Sông, rạch, đường giao thông - Sân - Nhà - Vườn sau - Vườn hai bên 6. Sông, rạch, đường giao thông - Vườn - Sân - Nhà -Vườn sau - Vườn hai bên.

Do đất thấp, sông rạch nhiều nên khi lập vườn phải đào mương, lên liếp. Kích thước của liếp và mương phụ thuộc vào chiều cao đỉnh lũ, độ dày tầng đất mặt, độ sâu tầng phèn, loại cây trồng và chế độ canh tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết kế vườn: Xẻ mương, lên liếp: để có năng suất và hiệu quả kinh tế nhà nông đã thực hiện tỉ lệ đất lên liếp 100% nhằm mục đích: Nâng cao tầng mặt để tránh ngập úng; Hạ mực nước vốn thường ngày lên cao; Thoát nước nhanh chóng vào mùa mưa và đưa nước vào trong mùa nắng; Nuôi thêm tôm cá trong vườn.

Tùy thuộc diện tích vườn, kích thước liếp mỗi nơi có thay đổi: bề rộng liếp từ 5-10m, có khi 14-15m, thường trồng cây hai hàng cạnh mương, một ở giữa, bề rộng mương 2-3m. Kỹ thuật phổ biến ở cù lao là lên liếp theo lối cuốn chiếu. Chuồng gia súc, gia cầm thường bố trí gần nhà, cạnh mương để tiện tẩy dọn vệ sinh và áp dụng mô hình vườn ao chuồng.

Một lát cắt theo chiều ngang của một vườn nhà điển hình ở cù lao gồm: - a: Sông, rạch, mương, đường giao thông.

- b: Thổ cư và vườn nhà:

+ Trước nhà có sân thường trồng hoa kiểng, có thể có bàn thờ ông thiên và lối vào nhà xuyên qua vườn cây.

+ Sau nhà có vườn cây trái, có thể có ao cá, chuồng gia súc, gia cầm. + Phía trước hoặc hai bên nhà cũng có thể có vườn cây trái.

- Cấu trúc đứng trong không gian : không có cấu trúc nhiều tầng, các vườn nhãn hơn 10 – 15, 20 năm tuổi, cao 3 – 10m ở tầng trên cao, một ít cây cỏ và cây dại ở tầng sát mặt đất.

4.2.2.2. Vườn nhà trồng xen

Thường gặp : Nhãn - Bưởi da xanh, Sầu riêng, Măng cụt - Nhãn, Nhãn - Ca cao, Dừa – Nhãn, Nhãn – Dừa, Bưởi, Mận An Phước – Nhãn, Mận - Ổi – Mận, Xoài - Ổi - Xoài, Dừa – Chuối, Bưởi – Dừa,...

- Cấu trúc ngang trong không gian : giống vườn thuần loại - Cấu trúc đứng trong không gian :

Trên cù lao thì cây nhãn là những cây ưu thế, ngoài ra còn có các loại cây ăn trái khác cùng với một số loại cây rau, hoa kiểng, cây cỏ…đã tạo nên 2 tầng tầng cây gỗ A và tầng C như sau:

- Tầng cao nhất (tầng AR1R): Trên 10 m, gồm những cây ăn trái chiếm phần cao như: Dừa, Cau,....

- Tầng giữa (tầng AR2R): Từ 5 – 10 m, chiếm ưu thế với các loài cây ăn trái như Nhãn trên 10 năm tuổi, Sầu riêng, Bưởi, Xoài, Măng cụt, Vú Sữa…

- Tầng thấp hơn (tầng AR3R): Từ 1 – 5 m, gồm những cây Cam sành, Quít, Chanh, Đu đủ, Chuối, Sa bô chê, Ổi, Mận,...

- Tầng sát mặt đất (tầng C): Từ 0 – 1 m, gồm các loại rau, cỏ dại, sả,...

4.3. Mô tả vườn nhà, vườn nhà kết hợp du lịch sinh thái 4.3.1. Mô tả vườn nhà 4.3.1. Mô tả vườn nhà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 67 - 71)