- Tiền chi trả cho mỗi vị trí lao động/ ngày
4.7.9. Vấn đề chăm sóc vườn cây ăn trái và tiếp đón khách của điểm nhà vườn
Điều đáng buồn là khoảng hai năm nay cơ sở hạ tầng ở cù lao Thới Sơn bị xuống cấp thảm hại. Do trước đây tỉnh đã quy hoạch và giao cho Công ty Lê Đại Nam (TP.HCM) đến 580 ha/1.212 ha để thực hiện “siêu dự án” phát triển du lịch trên cù lao Thới Sơn. Dự án này đã có quy hoạch cách nay hai năm nhưng không thực hiện được. Hơn 550ha vườn cây ăn trái - đặc trưng du lịch miệt vườn - trên cù lao này bị bỏ hoang, xơ xác. Gần 7.000 dân trên cù lao mất ăn mất ngủ, thắc thỏm lo không biết lúc nào bị giải tỏa trắng thu hồi đất để giao cho Công ty cổ phần quốc tế Lê Đại Nam. Chính vì vậy các hộ dân trong vùng dự án không dám đầu tư chăm sóc cây trái trong vườn 17Tmà bỏ phế cho thiên nhiên, thậm chí có hộ còn bỏ lên thành phố kiếm việc làm khác để sinh sống 17Tdẫn đến cây cối bị suy kiệt, hạ tầng phục vụ du lịch xuống cấp trầm trọng.
Ông Đỗ Văn Ái ở ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn có 6.000mP
2
Pđất trồng nhãn. Vì sợ bị thu hồi đất nên không dám bỏ tiền chăm sóc, bây giờ một số không cho trái. Vườn rơi vào khu quy hoạch, người dân không dám đầu tư chăm sóc, phân bón cho vườn cây. Do vậy, khách du lịch đành phải “thưởng thức” qua loa cây trái miệt vườn vốn được mua từ những nơi khác đem về như hồng, chôm chôm được gọt sẵn, bày ra đĩa, còn chuyện tận tay hái trái cây trong nhà vườn đúng nghĩa của du lịch sinh thái miệt vườn thì chỉ có trên những tờ rơi quảng cáo mà thôi.
UBND xã Thới Sơn cho biết những năm trước tỉnh đã có dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng con đường trung tâm cù lao Thới Sơn thành đường nhựa rộng 6,5m, dài 8km. Ngoài ra, ngành giáo dục cũng đã thống nhất xây dựng trên cù lao này một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cho gần 1.000 học sinh. Thế nhưng cũng vì chờ “siêu” dự án của Công ty Lê Đại Nam mà tới nay cả đường và trường học đều chưa có. Mỗi khi trời mưa, du khách đến Thới Sơn dù không muốn cũng phải xắn ống quần lội trên những con đường đất đỏ nhếch nhác.
17T
Hơn nữa đểm17Tđến chính của tour du lịch sinh thái miệt vườn Thới Sơn là khu du lịch Thới Sơn 1 thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn từ hai năm qua, khu du lịch này chẳng hề được đầu tư chỉnh trang ngoài mái nhà chính dùng để tiếp khách được lợp lại.
Điều đáng nói là trên chiếc thuyền chèo do những dì, những bác lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn gồng mình chèo chống qua con rạch ngoằn ngoèo, hoàn toàn khác biệt với hình ảnh những cô gái miệt vườn xinh đẹp mặc trên mình trang phục áo dài, áo bà ba tươi cười đón khách ở điểm đón. Những người chèo đò phục vụ khách du lịch là những đối tượng hộ nghèo, được xã ưu tiên tạo công ăn chuyện làm ở khu du lịch. Vì vậy, khó mà bắt họ trang bị đồng phục chính quy hoặc lựa chọn những người trẻ như ở bên điểm đón khách. Biết là có phản cảm chút ít nhưng bù lại đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm hộ nên khó thay đổi trong một sớm một chiều.
10T
Về việc tát mương bắt cá : Mọi người mặc quần áo nông dân vào rồi đi ra khúc mương tát nước bằng gầu sòng để bắt cá.10TNước chưa tát nhưng đã thấy mấy con cá lóc, cá điêu hồng lờ đờ ngoi lên mặt. Mọi người thay phiên nhau kéo được vài gầu nước thì chủ nhà đem cái máy bơm ra hút nước sang đìa bên cạnh. Mọi người nhảy xuống bắt cá, tưởng được đem nướng trui để 10Tăn10Ttrưa. 10TChưa kịp thì được lệnh thả ngay cá trở lại đìa, đồng thời họ xẻ bờ bao cho nước tràn lại10T. 10TTrong lúc thưởng thức món đờn ca tài tử thì 10Tđược đem cho mỗi bàn 1 đĩa xoài, 1 đĩa thanh long (lạt), 1 đĩa thơm (chua), 1 đĩa bưởi, một đĩa mít (rất ngọt nhưng múi nhỏ xíu và mỏng dính) mỗi người vừa đủ nếm đúng 1 lát.
Chính vì phải chấp nhận những hình ảnh tương phản ở điểm đón và điểm đến như thế nên lượng khách du lịch đến Thới Sơn cứ thế giảm dần và quay lại lần 2,3 là hiếm.