Giới thiệu và so sánh các mô hình QoS được tiêu chuẩn hóa bởi một số tổ

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 26 - 27)

mt s t chc

Vào cuối những năm 1990, tập đoàn khai thác di động Third Generation Partnership Project (3GPP) bắt đầu định nghĩa một framework mới gọi là IP Multimedia Subsystem (IMS) để cung cấp các dịch vụđa phương tiện trên nền IP. IMS dựa trên tiêu chuẩn sẵn có trong Internet Engineering Task Force (IETF). Với mô hình chính sách lấy từ mô hình do IETF đề nghị, IMS của 3GPP còn bổ sung thêm một chức năng mới cho phép kiểm soát tài nguyên tại mức ứng dụng, gọi là Service-Based Local Policy (SBLP). Năm 2000, Third Generation Partnership Project 2 (3GPP2) đã thông qua IMS. Trên cơ sở các nghiên cứu xung quanh IMS,

ủy ban kĩ thuật của tổ chức tiêu chuẩn hóa các chuẩn cho mạng truy cập cố định European Telecommunications Standards Institute (ETSI) là Telecoms and Internet converged Services and Protocols for Advanced Networks (TISPAN) đã thông qua

kiến trúc lõi IMS là nền tảng cho kiến trúc NGN của họ. Đến năm 2003, TISPAN

đã giới thiệu hệ thống kiểm soát truy nhập và kiểm soát tài nguyên - Resource and Admission Control Subsystem (RACS). Mục tiêu của RACS là cung cấp tầng kiểm soát chính sách để quản lý tài nguyên trong mạng vận chuyển. Tổ chức ITU-T đã phát triển chức năng kiểm soát truy nhập và tài nguyên RACF cho kiến trúc mạng NGN của ITU-T dựa trên các kết quả của 3GPP và TISPAN. RACF được dùng để

kiểm soát luồng lưu lượng từ mạng truy cập vào mạng lõi MPLS [18].

Trong phần này tập trung việc giới thiệu cách thức đàm phán các tham số

QoS tại stratum dịch vụ sử dụng IMS. Tại stratum vận chuyển sẽ giải thích và so sánh các mô hình kiểm soát truy nhập và kiểm soát tài nguyên IMS (3GPP), RACF (ITU-T) và RACS (TISPAN).

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 26 - 27)