QoS liên mạng giữa phân đoạn mạng WLAN và WiMAX đang được nghiên cứu và có nhiều kết quả khác nhau được đề cử. Các tác giả Gakhar, Gravey, và Leroy đã đề cử modun ánh xạ được thực hiện trong Radio Gateway (đóng vai trò giống như Subscriber station trong mạng IEEE 802.16 và đóng vai trò giống như
QAP trong mạng IEEE 802.11e) để ánh xạ các tham số lưu lượng của luồng ứng dụng liên quan trong mạng WLAN đến các tham số tương ứng trong mạng WiMAX. Có hai cách ánh xạ được gọi là ánh xạ ưu tiên (prioritized mapping) và ánh xạ tham số (parameterize mapping) được đề cử. Trong ánh xạưu tiên, ánh xạ 1- 1 giữa các mức ưu tiên lưu lượng trong WLAN và các lớp lưu lượng trong WiMAX
được thực hiện. Trong trường hợp ánh xạ tham số, bốn lớp lưu lượng dựa trên kiểu lưu lượng và các yêu cầu QoS tương ứng được đề cử. Sau đó việc ánh xạ giữa các tham số QoS TSPEC (Traffic SPECifications) trong 802.11e và các tham số QoS trong 802.16 cho các phân lớp định nghĩa ở trên.
Tương tự với hướng nghiên cứu trên, các tác giả Prasath, Raghu và Ma đề cử
việc ánh xạ giữa 4 nhóm truy cập EDCA Access Categories của VLAN và các lớp dịch vụ khác nhau của WiMAX. Các tác giả đề cập sơ qua cách ánh xạ giữa các tham số được định nghĩa trong TSPEC đến các tham số lưu lượng định nghĩa trong
các lớp QoS của WiMAX, do đó QAP có thể chuyển đổi trực tiếp các TSPEC cần thiết cho yêu cầu bổ sung luồng dịch vụ trong WiMAX.
Đối với mạng tham chiếu, tác giả đã mượn cách ánh xạ tham số QoS giữa WLAN và WiMAX. Trong Bảng 2.3 chỉ ra cách ánh xạ giữa các nhóm truy cập EDCA trong WLAN và các lớp QoS trong WiMAX. Trong Bảng 2.4 chỉ ra cách ánh xạ giữa các tham số lưu lượng của 802.11e và 802.16. Trong Bảng 2.3 chỉ đưa ra các tham số có thể ánh xạ 1-1 từ WLAN vào WiMAX. Một số tham số chỉđược hỗ trợ trong một mạng này chứ không có trong mạng còn lại. Ví dụ Jitter được hỗ
trợ trong WiMAX nhưng lại không có trong WLAN. Ánh xạ giữa các tham số này có thể dựa vào giá trị tuyệt đối theo yêu cầu của ứng dụng. Cách ánh xạ tương đối cũng được đề cử bởi một số tác giả. Các đề cử về việc thực hiện QoS liên mạng giữa WLAN và WiMAX chủ yếu là ánh xạ một luồng dữ liệu trong WLAN tới một luồng dữ liệu trong WiMAX. Để có thể đạt được khả năng mở rộng theo kiểu một số luồng dữ liệu (các kết nối WiMAX) được hỗ trợ tại SS (QAP) và một số kết nối trên SS được hỗ trợ bởi BS, việc nhóm nhiều luồng dữ liệu 802.11e thành một kết nối 802.16 có thể xẩy ra tại QAP (WiMAX SS).
Bảng 2.3. Ánh xạ giữa các nhóm WLAN EDCA với WiMAX Các nhóm truy
cập WLAN
Loại ứng dụng Các lớp dịch vụ của WiMAX
AC_BK Background Best Effort (BE)
AC_BE Best Effort Non-real time Polling Service (NrtPS) AC_VI Video, VoIP Real-time Polling Service (RtPS) AC_VO Voice, T1 Unsolicited Grant Service (UGS)
Đểđạt được mục đích mở rộng, lập lịch, và kiểm soát truy cập tại phía mạng của khách hàng (trong trường hợp này là QAP của WLAN), một Residential Gateway (RG) được đặt tại QAP, ngoài chức năng như một AP, RG có thể thực hiện báo hiệu phiên (thông điệp IMS). RG chặn các thông điệp báo hiệu đến và đi
từ thiết bị cuối. Khi nhận được một thông điệp hồi đáp lại thông điệp IMS INVITE chứa các yêu cầu của truyền thông được miêu tả bởi SDP, một thành phần trong RG biên dịch các yêu cầu thành các tham số QoS trong WLAN và dùng Call Admission Control (CAC) trong QAP để kiểm tra tài nguyên trước khi truyền đến thiết bị cuối. Nếu tài nguyên không đủ thì một thông điệp IMS CANCEL được gửi tới mạng đích
để hủy yêu cầu trước đó và một IMS 500 (Server Internal Error) được gửi tới thiết bịđầu cuối ban đầu.
Bảng 2.4. Ánh xạ giữa các tham số của lưu lượng mạng 802.11e và 802.16 Các tham số của lưu lượng trong
802.11e
Các tham số của lưu lượng trong 802.16
Peak Data Rate (bps) Maximum Sustained Traffic Rate (bps)
Delay bound (µs) Maximum latency (ms)
Minimum data rate (bps) Minimum reserved traffic rate (bps) Burst size (bytes) Maximum traffic burst (bytes)
Việc kết hợp các lưu lượng tại backbone WiMAX có thể đạt được vì có nhiều point-to-point ESP giữa BS và ASN-GW. Một hoặc nhiều point-to-point ESP tương ứng với mỗi phân lớp DSCP PHB gồm EF, AF1, AF2, AF3, AF4 và BE. Các tham số của lưu lượng CIR, CBS, EIR và EBS của ESP có thể được chọn bởi nhà cung cấp mạng tùy vào yêu cầu của phân lớp và số luồng dữ liệu mà phân lớp cần kết hợp tại BS. Bảng 2.5 chỉ ra cách ánh xạ giữa các phân lớp QoS của WiMAX với ESP. Bộ lập lịch phân cấp và kiểm soát truy cập cần thực hiện tại BS trong suốt quá trình thiết lập phiên. Yêu cầu vềđộ trễ và biến thiên độ trễ cho mỗi ESP có thể chọn lựa tùy vào phân lớp của ESP (ví dụ phân lớp EF dùng cho VoIP và có yêu cầu chặt chẽ về độ trễ và biến thiên độ trễ). Các frame từ các kết nối WiMAX có thể được
tương ứng với một phân lớp lưu lượng bị đầy dữ liệu, một ESP khác có thể được cung cấp hoặc cuộc gọi đó bị hủy bỏ trong suốt quá trình thiết lập phiên.
Bảng 2.5. Ánh xạ giữa WiMAX và ESP
Phân lớp QoS của WiMAX Phân lớp QoS của ESP
UGS EF RtPS AF4 ErtPS AF3 NrtPS AF2 BE BE Lưu lượng từ ESP đến ASN-GW có thểđược định tuyến đến đích xuyên qua
mạng WAN. Đểđơn giản, tác giả giả định rằng các mạng truy cập chỉđược kết nối bởi một domain trong WAN. Trong trường hợp WAN dùng MPLS với nhiều đường hầm MPLS-TE, một hoặc nhiều phân lớp EF, AFx và BE có thể được thiết lập giữa ASN-GW và nhiều đích tới trong WAN. Điều này tạo ra một mạng lưới LSP giữa tất cả các nút biên của domain lõi. Các LSP có thểđược thiết lập dựa trên yêu cầu và việc cấp phát băng thông có thể tăng tựđộng dựa vào số ESP được kết hợp thành một LSP. Trong môi trường nhiều domain, việc thiết lập các LSP băng qua nhiều domain sử dụng Path Computation Element (PCE) cho mỗi miền để tính toán
đường đi qua miền đó đáp ứng được yêu cầu tài nguyên.
Trong trường hợp WAN dùng DiffServ, lưu lượng đến tại ASN-GW có thể được đánh dấu với giá trị DSCP tương ứng và được định tuyến xuyên qua mạng DiffServ.
2.4.4. Kết luận
Các tác giả đã đề xuất một kiến trúc mạng nhằm thực tế hóa mạng NGN với các công nghệ mạng sẵn có. Với kiến trúc mạng này, tác giảđã thiết lập một kết nối E2E được đảm bảo QoS liên kết giữa các công nghệ mạng, từ việc ánh xạ tham số
mạng giữa các công nghệ mạng đến cách thức báo hiệu liên mạng. Tuy nhiên các tác giả chỉ tập trung vào tạo kết nối E2E QoS qua các công nghệ mạng không dây, chứ chưa đề cập tới việc triển khai trong mạng có dây, mạng di động hay cả môi trường có dây và di động.