Kiến trúc kiểm soát QoS tại stratum dịch vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 27 - 29)

Các tiêu chí QoS được đàm phán trong stratum dịch vụ bằng việc sử dụng một vài FE ví dụ như chức năng kiểm soát phiên cuộc gọi – Call Session Control Functions (CSCFs) và máy chủ quản lý thuê bao thường trú - Home Subscriber Server (HSS) như trong Hình 2.1. Một phiên của người dùng được thiết lập bằng cách sử dụng Giao thức khởi tạo phiên - Session Initiation Protocol (SIP) và Giao thức miêu tả phiên - Session Description Protocol (SDP). Các tiêu chí QoS được chỉ định trong SDP gồm: băng thông được yêu cầu, kiểu của lưu lượng cần truyền, giao thức vận chuyển, kiểu mã hóa, và yêu cầu vềđộ trễ và tỉ lệ mất gói.

Hình 2.1. Kiến trúc kiểm soát NGN với IMS, RACF, RACS (Nguồn: Changho Yun và Harry Perros, 2010)

Trên Hình 2.1, ta giả sử rằng thiết bị của người dùng 1- User Equipment 1 là UE1, người dùng 2 là UE2, chúng thuộc những nhà cung cấp dịch vụ khác nhau (ví dụ thuộc miền (domain) khác nhau). Ta cũng giải sử rằng UE1 muốn thiết lập một kết nối đa phương tiện tới UE2. Để làm điều này, trước tiên UE1 thiết lập một phiên với UE2. Khi đó, UE1 gửi một thông điệp SIP (ví dụ INVITE) đến proxy-CSCF1 (P-CSCF1) trong thông điệp chứa các tham số QoS. P-CSCF1 kiểm tra tính hợp lệ

của UE1, kiểm tra tính bảo mật của thông điệp SIP, rồi chuyển nó tới S-CSCF1. Tại

đây, S-CSCF1 dựa vào các chính sách dịch vụ và trạng thái đăng kí của UE1 lưu trong HSS1 để chấp nhận hay không yêu cầu dịch vụđa phương tiện của UE1. Khi

đã chấp nhận, S-CSCF1 chuyển thông điệp SIP tới Interrogating–CSCF2 (I- CSCF2), đây là thực thể FE có chức năng liên kết với miền của UE2. I-CSCF2 tìm kiếm S-CSCF2 của UE2 để chuyển thông điệp SIP tới đây. S-CSCF2 chuyển nó tới P-CSCF2. UE2 nhận SIP của UE1 từ P-CSCF2. Sau đó, UE2 gửi thông điệp SIP (trong đó bao gồm các thông số QoS mà UE2 yêu cầu) để hồi đáp lại UE1. Thông

điệp của UE2 cũng đi theo đúng đường như thông điệp SIP của UE1. Việc trao đổi thông điệp SIP kết thúc khi UE1 và UE2 đàm phán được các thông số QoS.

Khi P-CSCF1 gửi hồi đáp thông điệp SIP trong đó có chứa các thông số QoS

đàm phán lần cuối cùng từ UE2 tới UE1, nó cũng đề nghị điểm quyết định chính sách – Policy Decision Point (PDP) trong stratum vận chuyển, kiểm tra xem các tài nguyên có sẵn có để đáp ứng cho các tham số QoS đã đàm phán không. Nếu tài nguyên sẵn có cho UE1, P-CSCF1 hướng thông điệp SIP tới UE1 thông báo rằng nó có thể đặt chỗ tài nguyên trong stratum vận chuyển. Khi UE1 bắt đầu đặt chỗ tài nguyên, nó gửi một thông điệp SIP (ví dụ PRACK) tới UE2 để UE2 cũng bắt đầu

đặt chỗ các tài nguyên cho UE2 sau khi gửi lại cho UE1 thông điệp hồi đáp (ví dụ

200 OK).

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 27 - 29)