Quản lý tắc nghẽn cho phép quản lý tắc nghẽn xẩy ra tại một điểm trong mạng. Nó gồm ba bước chính:
- Bước 1: Hàng đợi được tạo ra tại interface (cổng ra vào) có yêu cầu QoS. Tùy vào các cơ chếđang dùng để hỗ trợ QoS và cấu hình thiết bị mà nhiều hàng đợi có thểđược tạo ra.
- Bước 2: Các gói được gán vào các hàng đợi dựa vào phân lớp hoặc thậm chí dựa vào địa chỉ cổng.
- Bước 3: Các gói sau đó được lập lịch để truyền.
Việc lập lịch là việc quyết định gói tin nào sẽđược truyền tiếp theo. Lập lịch
được tiến hành khi có tắc nghẽn tại interface cũng như không có tắc nghẽn. Khi có tắc nghẽn giải thuật hàng đợi sẽ được dùng, tuy nhiên bộ lập lịch vẫn quyết định hàng đợi nào sẽđược phục vụ tiếp theo. Nếu không có tắc nghẽn gói truyền đi ngay khi nó tới.
Hàng đợi là bộđệm lưu trữ tạm thời các gói tin khi có tắc nghẽn xẩy ra. Khi hết tắc nghẽn, hàng đợi sẽ tựđộng mất đi. Một số hàng đợi đặc trưng:
- Class-Based Weighted Fair Queuing (CBWFQ): hàng đợi này là một dạng của Weighted Fair Queuing (WFQ), hỗ trợ việc sắp xếp lại thứ tự gói tin và kiểm soát độ trễ tại biên và lõi mạng. WFQ là cách thức xử lý các gói tin một cách công bằng tùy thuộc vào trọng số của nó.
- Low-latency queuing (LLQ): là CBWFQ kết hợp với hàng đợi có mức ưu tiên chặt chẽ (strict priority queue). Hàng đợi này thường dùng với các lưu lượng yêu cầu đảm bảo độ trễ và băng thông ví dụ lưu lượng thoại.