Kiến trúc kiểm soát QoS cho stratum vận chuyển

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 29 - 30)

Kiểm soát tài nguyên và truy nhập giữa P-CSCF của UE với PDP cũng như

việc đặt chỗ tài nguyên của UE trong suốt quá trình thiết lập phiên được thực hiện theo IMS, hoặc RACS, hoặc RACF trong stratum vận chuyển. Quá trình này ta có

thể thấy trong Hình 2.1, trong đó bao gồm mạng truy cập – access network (AN) của UE1, AN của UE2, và mạng lõi – core network (CN), và các FE liên quan.

RACS, RACF, và IMS đều quản lý QoS dựa trên chính sách, bao gồm quản lý tắc nghẽn lưu lượng, định hình lưu lượng – traffic shaping và chính sách lưu lượng, kiểm soát băng thông và cân bằng tải. Kiểm soát và quyền truy cập tài nguyên được thực hiện bởi hai FE là PDP và điểm thực thi chính sách – policy enforcement point (PEP). PDP và P-CSCF có cùng vị trí. Theo chuẩn của 3GPP, PDP chính là thực thể Policy and Charging Rules Function (PCRF) vì có thêm quy

định về tính phí. Một PEP thường được đặt tại router biên của mạng AN của người dùng. Khi PDP nhận một yêu cầu tài nguyên từ P-CSCF sau khi đàm phán lần cuối các tiêu chí QoS, nó sẽ quyết định bao nhiêu tài nguyên sẽ dành cho người dùng tùy vào trạng thái đăng kí của người dùng, tài nguyên hiện có sẵn trong mạng, chính sách của nhà mạng. Sau đó, PDP sẽ ánh xạ các tiêu chí QoS đã thỏa thuận được chỉ

ra trong SDP thành các thông số kỹ thuật được sử dụng trong stratum vận chuyển. Tiếp theo, các thông số kỹ thuật sẽ được PDP gửi tới PEP của AN với mục đích thực hiện và phân bổ các tài nguyên đã cấp tới người dùng khi người dùng có yêu cầu đặt chỗ tài nguyên. Mặc dù RACF, RACS, và IMS đều dựa vào chính sách, nhưng phạm vi QoS, thuật ngữ, nhiệm vụ các FE là khác nhau.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 29 - 30)