Phân lớp ảo người dùng cuối trong mạng NGN

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 81 - 82)

Trong thực nghiệm để dễ dàng hơn, việc phân lớp ảo người dùng cuối được áp dụng cho thông số biến thiên độ trễ (jitter) của QoS trong mạng gói, vì theo tác giả đây là thông số nhạy cảm nhất với sự thay đổi tải trọng trong mạng IP. Vì vậy thông tin QoS thu được chính là thông tin biến thiên độ trễ. Một giá trị tuần tự biến thiên độ trễđược xem là một mẫu. Một tập các giá trị tuần tự biến thiên độ trễđược gọi là một tập mẫu.

Tập mẫu bao gồm các mẫu đại diện cho các phân nhóm, và một mẫu đang cần phân nhóm (PUT). Mẫu đại diện của phân nhóm có thể được chọn thông qua một giải thuật bầu chọn nào đó, và các mẫu này phải hoàn toàn khác biệt nhau. Tập mẫu sẽđược sắp xếp sau khi cơ chế phân lớp bắt đầu. Giá trị ρ được khởi tạo trong khoảng giá trị [0.7…1.0], mạng nơ-ron ART-2 bắt đầu phân lớp tập mẫu. Sau mỗi lần chạy của ART-2, giá trị ρ được điều chỉnh cho phù hợp lần chạy tiếp theo của ART-2. Công việc này được lặp lại nhiều lần cho đến khi ρ đạt tới giá trị phù hợp nhất cho phép ART-2 định danh được các mẫu đại diện của phân nhóm và gán các mẫu này cho các phân nhóm khác nhau. Giá trị ρ lúc này là giá trị tốt nhất của tập mẫu này. Nếu PUT khớp với một mẫu đại diện nào đó, PUT được gán đến phân nhóm mà mẫu này đại diện, nếu không khớp với bất cứ mẫu đại diện nào thì một nhóm mới sẽ được tạo. Mẫu PUT chính là thành viên đầu tiên cũng như tự động

được chọn làm mẫu đại diện cho phân nhóm mới này. Cơ chế phân nhóm UAG

Hình 3.5. Cơ chế phân lớp ảo người dùng trong mạng NGN

Cơ chế phân nhóm ảo được các tác giả tiến hành thực nghiệm thông qua việc phân lớp UAG dựa vào thông tin đầu vào là biên thiên độ trễ thu được trong mạng NGN mô phỏng. Chi tiết về thực nghiệm được chỉ ra trong [9].

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 81 - 82)