a) Phân biệt dịch vụ (Differentiated Services)
Differentiated Services (DiffServ) hỗ trợđảm bảo QoS cho các nhóm luồng dữ liệu. Diffserv được dùng để phân biệt các dịch vụ trong mạng theo các lớp lưu lượng. Router ởđầu vào sẽ phân lớp lưu lượng đến thành các lớp và cũng chỉ định các chính sách cho các lớp này. Các lớp lưu lượng được gọi là Behavior Aggregate (Nhóm cùng cách thực hiện QoS). Một gói theo phân lớp sẽđược đánh dấu bằng giá trị trong tập giá trị Differentiated Services Code Point (DSCP). Việc đánh dấu được lưu trong trường DS trong IP header của gói. Dựa vào cách đánh dấu gói, router trong miền DiffServ sẽ xử lý gói theo quy định tương ứng với phân lớp được đánh dấu cho gói.
Tập các kiểm soát gói như chọn lựa hàng đợi, thứ tự ưu tiên truyền khỏi router và thứ tự ưu tiên hủy bỏ gói được gọi là cách thực thi theo hop - Per Hop Behavior (PHB). Mỗi PHB được thiết kếđể thỏa mãn SLA tương ứng với phân lớp cụ thể. Có bốn PHB như sau:
- Expedited Forwarding (EF): Đây là lớp dùng cho các ứng dụng yêu cầu
- Assured Forwarding (AF): Đây là lớp được dùng cho các ứng dụng yêu cầu đảm bảo băng thông. Các gói thuộc lớp này được chuyển đi với xác suất cao miễn là tốc độ gửi đi của người dùng không vượt qua tốc độ đã cam kết từ trước. Phân lớp AF có bốn lớp con gồm: AF1x, AF2x, AF3x và AF4x, trong đó x là thứ tự
giảm dần theo độưu tiên hủy gói từ 1 đến 3.
- Default PHB: Đây là lớp không được định nghĩa rõ ràng. Nó có thểđược dùng cho các ứng dụng yêu cầu cấp phát băng thông không đáng kể.
- Class Selector (CS): Đây là lớp được định nghĩa để hỗ trợ cho việc tương thích ngược với IP precedence được thiết lập trong một gói IP.
DiffServ không chỉđịnh thuật toán hàng đợi và lập lịch cho mỗi PHB.
b) Chuyển mạch nhãn đa giao thức Multi Protocol Label Switch (MPLS)
Multi Protocol Label Switching – Traffic Engineering (MPLS-TE) cung cấp khả năng thiết lập đường hầm TE trong mạng MPLS cho nhóm lưu lượng có yêu cầu băng thông cụ thể. Cơ chế MPLS-TE cung cấp cho các gói tới mạng các đường trục tương ứng, xác định các ràng buộc, và tìm ra đường thỏa mãn các ràng buộc. Mỗi gói khi đến router đầu vào mạng MPLS sẽ đóng gói thêm một header gồm 4 byte, header này được chỉ ra trong Hình 2.8, trong đó có nhãn (Label) 20 bit định danh một đường hầm hoặc một kết nối mà gói sẽđi.
Hình 2.8. Header MPLS
MPLS cung cấp khả năng thiết lập kết nối dùng định tuyến Open Shortest Path First (OSPF) hoặc định tuyến tường minh. Băng thông được cấp phát tại mỗi router thuộc tuyến đường dành cho kết nối, và phân biệt dịch vụ bằng cách dùng trường EXP có 3 bit trong MPLS header. Các gói đến mạng MPLS sẽđược thiết lập các quy định chính sách tại các router đầu vào của mạng đểđảm bảo các lưu lượng hợp lệ và mỗi router sẽđóng vai trò là bộ lập lịch để các gói thuộc các kết nối được truyền theo mức ưu tiên và chất lượng dịch vụđã yêu cầu.
Với mục đích là hỗ trợ Diffserv trong mạng MPLS, DSCP trong IP header cần phải ánh xạ với trường EXP. Có hai lựa chọn tùy vào số lượng PHB:
Nếu mạng hỗ trợ 8 giá trị PHB, thì mỗi DSCP sẽ ánh xạ duy nhất với một giá trị EXP. Một PHB sẽđi trên đường Label – Switched Path (LSP), PHB được suy ra từ EXP, gọi LSP này là E-LSP.
Nếu nhiều hơn 8 giá trị PHB được hỗ trợ thì không thể ánh xạ đến duy nhất một giá trị EXP được. Để giải quyết vấn đề này nhãn được dùng để mang PHB và trường EXP được dùng quy định mức ưu tiên hủy gói. Do đó PHB được xác định bởi cả nhãn và giá trị EXP. Khi này LSP được gọi là L-LSP. Một router sẽ chỉ định nhãn cho PHB khi thiết lập kết nối.