Một số nghiên cứu khác về kiểm soát QoS trong NGN

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 67 - 71)

Bên cạnh các mô hình QoS trong NGN được để cập cụ thể trong các phần trước, một số tác giả cũng có nghiên cứu về vấn đề này. Mingozzi và các đồng sự đã nghiên cứu dự án EuQoS triển khai cho kiến trúc NGN. Trong hệ thống EuQoS tại phía người dùng cuối có các giao diện tùy biến cho tất cả các ứng dụng để yêu

cầu QoS. Các tác giả cũng đề cập tới việc đặt chỗ QoS sử dụng hai mô hình: hard model (mô hình cứng nhắc), và loose model (mô hình lỏng lẻo). Trong mô hình

loose model, tác giả sử dụng cơ chế kiểm soát truy nhập – Admission Control, để

cho phép các phiên mới sử dụng các tuyến đường đi đã được thiết lập cho các phiên trước đó. Mục tiêu của EuQoS là tạo ra, sử dụng và giám sát các đường (path) đảm bảo E2E QoS, gọi các đường này là Eu-path. Mỗi Eu-path tương ứng với mỗi lớp dịch vụ - Class of Service (CoS), do đó chúng được đặc trưng bởi tập tham số QoS của mỗi lớp CoS. EuQoS dùng CoS được quy định trong ITU-T Y.1541. Trong mô hình loose model việc cung cấp tài nguyên theo kiến thức về tài nguyên của từng miền trên đường đi theo kiểu hop-by-hop chứ không phải kiến thức trên toàn bộ các miền trên EQ-path, như vậy nó chỉ yêu cầu sự hợp tác giữa hai AS láng giềng chứ

không phải là theo kiểu E2E. Với cách thức hoạt động như vậy, mô hình này gần giống như mô hình mà Internet đang sử dụng, do đó với mô hình này EuQoS có thể

phù hợp với bất cứ công nghệ nào (bao gồm toàn bộ các công nghệ truy cập phân cấp) và phù hợp với bất cứ chính sách thi hành của các SP. Nhưng mô hình này có nhược điểm là khi thiết lập/ngắt một cuộc gọi mỗi AS đều phải gửi các thông điệp báo hiệu, do đó tại một AS trung chuyển sẽ bị quá tải khi có phải thiết lập/ngắt đồng thời nhiều cuộc gọi. Trong mô hình hard model sử dụng EQ-BGP để tìm một

đường E2E có đảm bảo QoS cho mỗi phiên. Các tác giả cũng đưa ra các kết quả

thực nghiệm cho mô hình EuQoS trong mạng thực tế của châu Âu. Tuy nhiên trong khi nói EuQoS có thể hỗ trợ bất cứ giao thức báo hiệu thay vì chỉ hỗ trợ giao thức báo hiệu SIP như IMS, tác giả khộng nói rõ việc tương tác giữa EuQoS và các giao thức báo hiệu, trạng thái bắt đầu triệu gọi QoS tại phía khách hàng, cách đặt chỗ

QoS trong lõi mạng như thế nào. Hơn nữa, hệ thống cũng yêu cầu thay đổi nhiều giao thức mạng như BGP, NSIS (Next Steps in Signaling).

Một dự án khác cũng của Châu Âu là WEIRD tập trung vào việc tích hợp WiMAX vào NGN có đảm bảo E2E QoS. Angori và các cộng sự, Castrucci và các cộng sự đề nghị một kiến trúc và cơ chế kiểm soát QoS cho kiến trúc này. Các tác giả đã đề cập tới nhiều chức năng được nhúng trong CPE, BS, ASN-GW tại khu

vực WiMAX. Các chức năng này có khả năng báo hiệu và tương tác với application proxy server để thiết lập QoS. Các tác giả tuyên bố kiến trúc WEIRD có thể hỗ trợ

cả SIP và các giao thức báo hiệu khác. Trong trường hợp giao thức báo hiệu là SIP, việc cung cấp QoS được thực hiện tại mạng truy cập và giao thức NSIS sẽ báo hiệu vào trong mạng lõi (mạng lõi dùng giao thức DiffServ). Trong trường hợp các giao thức báo hiệu khác, giao thức NSIS sẽđược dùng cho cả mạng truy cập WiMAX và lõi mạng. Với giải pháp này tác giả đã đề cập tới một kiến trúc chung chú trọng tới báo hiệu tài nguyên QoS nhưng không quan tâm tới việc báo hiệu thực tế có liên quan. Hơn nữa các tác giả cũng không chú trọng tới việc ánh xạ QoS giữa nhiều công nghệ mạng khác nhau trong mạng truy cập và mạng lõi.

Các tác giải Jiao, Chen, Liu đề nghị một framework cho phép hỗ trợ IMS trong WiMAX. Tác giả đưa ra cách ánh xạ các tham số QoS giữa giao thức SIP/SDP, WiMAX, RSVP, DiffServ. Các tác giả tập trung vào việc đảm bảo QoS trong phần WiMAX và đánh dấu gói theo mã DiffServ để truyền qua lõi. Nhưng như đã biết DiffServ chỉ giúp phân biệt dịch vụ chứ không cung cấp QoS do đó framework này không thểđảm bảo E2E QoS.

Một số nghiên cứu khác lại chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nhưđặt chỗ

tài nguyên, báo hiệu, đảm bảo QoS trong mạng truy cập. Tiêu biểu là nghiên cứu của Park và Kang đã đề nghị cơ chếđặt chỗ tài nguyên QoS để khắc phục các hạn chế của các giao thức báo hiệu truyền thống và đảm bảo E2E QoS.

2.7 Kết lun

Mạng NGN là mạng hội tụ sử dụng giao thức IP, trong mạng không chỉ tồn tại các lưu lượng theo phiên truyền ví dụ VoIP mà còn các lưu lượng không theo phiên truyền ví dụ lưu lượng Web. Các giao thức DiffSer, IntServ, MPLS không hỗ

trợ các lưu lượng theo phiên truyền, giao thức SIP lại không hỗ trợ các giao thức không theo phiên truyền, do đó cần kết hợp hay cải thiện hoặc cần phải đưa ra một giao thức khác phù hợp với yêu cầu mới trong mạng NGN.

Để kiểm soát QoS một cách tối ưu, việc kiểm soát không chỉ xẩy ra trong mạng lõi, mạng truy cập, hay biên mạng mà còn kiểm soát QoS liên mạng. Mạng NGN có một điểm thuận lợi là không còn chuyện mỗi nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ cung cấp thiết bị tới dịch vụ khiến cho việc đồng bộ giữa các nhà mạng trước đây gặp phải nhiều khó khăn, trong mạng NGN sẽ tách biệt theo chức năng là dịch vụ và vận chuyển.

Đối với mạng NGN, các lưu lượng đa phương tiện như voice, video cần có các giao thức hỗ trợ phiên truyền ví dụ như SIP. Nhưng việc quản lý và kiểm soát tài nguyên dựa vào các giao thức như SIP hiện tại chưa hiệu quả do việc chiếm dụng băng thông mạng của các lưu lượng phát sinh như lưu lượng báo hiệu.

Mạng NGN sử dụng giao thức SIP là một hướng đi được nhiều nhà mạng áp dụng, nhưng điều quan trọng là phải giảm bớt lưu lượng báo hiệu do giao thức SIP tạo ra khi kiểm soát tài nguyên trong mạng. Có nhiều giải pháp được đưa ra, trong

đó có hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo để khắc phục hạn chế này. Cụ thể hướng nghiên cứu này sẽđược làm rõ trong Chương 3.

Mỗi mô hình QoS ở trên đều có một mục tiêu chung là có thể kiểm soát lưu lượng trong mạng NGN, nhưng một số thì quá phức tạp phải bổ sung nhiều giao thức mới, một số thì quá trìu tượng không được chi tiết, có mô hình kiểm soát QoS dành cho mạng NGN theo kiểu mạng Internet thế hệ mới, có mô hình dành cho mạng NGN theo kiểu mạng mới hoàn toàn…do đó việc tìm ra được một cách kiểm soát QoS tối ưu cho NGN vẫn cần được nghiên cứu tiếp tục. Mặc dù vậy, hiện tại các nước đang triển khai mạng NGN, cũng cần triển khai theo hướng các chuẩn đã có sẵn do các tổ chức công bố. Bởi vì việc triển khai theo một chuẩn chung luôn sẽ

có một sự đồng bộ với các quốc gia khác về thiết bị, công nghệ, … do đó sẽ giảm bớt chi phí.

CHƯƠNG 3 - ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QoS TRONG MẠNG NGN

Trí tuệ nhân tạo là giải pháp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ

thông tin. Thực tế có nhiều nghiên cứu như: Logic mờ được ứng dụng để quản lý lưu lượng mạng trong mạng ATM và Internet [12], ứng dụng logic mờ và mạng nơ- ron trong kiểm soát tắc nghẽn mạng dùng Diffserv [1]… Tương tự như vậy, một số

nghiên cứu cũng định hướng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo cho mạng NGN, cụ thể

hơn trong phạm vi luận văn sẽ đề cập tới việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong việc giảm lưu lượng báo hiệu trong mạng NGN sử dụng giao thức báo hiệu SIP nhằm kiểm soát tối ưu tài nguyên mạng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)