Một số yêu cầu đối với framework

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 71 - 73)

Các cơ chế hỗ trợ QoS trong mạng IP truyền thống như DiffServ, MPLS,…theo nhưđịnh nghĩa không thể hỗ trợ các lưu lượng theo phiên truyền như

VoIP. Do đó để thực hiện được các lưu lượng theo phiên truyền có hỗ trợ QoS đầu cuối cần phải nhờ các giao thức ở trên tầng cao hơn như giao thức SIP. Theo [19] giao thức SIP là giao thức báo hiệu được chọn làm giao thức kiếm soát phiên trong mạng NGN.

Chuẩn kiểm soát NGN được đưa ra bởi TISPAN, hoặc ITU-T chỉ ra rằng kiếm soát QoS trong NGN cần thực hiện báo hiệu giữa hai stratum: dịch vụ và vận chuyển. Khi có yêu cầu tài nguyên từ người dùng NGN của ITU-T, việc xử lý tài nguyên thực hiện theo hướng top-down nhằm cung cấp QoS cho dịch vụ có liên

quan (ví dụ như phiên VoIP). Theo cách này, khi một yêu cầu dịch vụ bắt nguồn từ

thiết bị của khách hàng tới stratum dịch vụ, yêu cầu tài nguyên và QoS cho dịch vụ

này được xác định và thực thi sau đó đưa xuống cho stratum vận chuyển. Tại stratum vận chuyển thực hiện cấp phép sử dụng tài nguyên, phân bổ tài nguyên, đặt chỗ tài nguyên trong phạm vi mạng vận chuyển sử dụng IP của NGN (NGN’s IP transport Network) tương ứng. Tùy thuộc vào công nghệ vận chuyển IP như

Ethenet, ATM, MPLS, … tùy thuộc vào cơ chế hỗ trợ QoS như DiffServ hoặc IntServ, và tùy thuộc vào kích thước và topology của mạng, mà các bước cần thiết

để hỗ trợ QoS cho phiên sẽ cần các giao thức báo hiệu khác nhau, các gateway khác nhau. Điều này dẫn tới không thể dựđoán được lượng tài nguyên và lưu lượng kiểm soát QoS. Hơn nữa việc kiểm soát QoS theo phiên truyền bộc lộ nhiều hạn chế

trong việc mở rộng mạng, bởi vì kiểm soát QoS trong NGN không chỉ phụ thuộc vào số người dùng mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người dùng như số

phiên một người dùng thiết lập, thời gian của một phiên là bao nhiêu…Cụ thể như

một người dùng A thiết lập 10 cuộc gọi với cùng một đối tác, vậy nếu kiểm soát theo phiên truyền ta sẽ thực hiện thiết lập mười phiên như nhau trong khi để tiết kiệm lưu lượng báo hiệu ta chỉ cần áp dụng cùng một kiểm soát QoS cho cả 10 phiên. Tương tự nếu mỗi phiên truyền chỉ thực hiện trong thời gian rất ngắn giả sử

trường hợp một là ba phiên trong vòng ba phút so với trường hợp hai là một phiên trong bảy phút, và giả sử các phiên này cùng nguồn và cùng đích, rõ ràng việc thực hiện trong trường hợp một sẽ phát sinh nhiều lưu lượng báo hiệu hơn trường hợp hai.

Xuất phát từ những hạn chế trên một số yêu cầu cần đặt ra để xây dựng framework hỗ trợ QoS trong mạng NGN sử dụng giao thức SIP như sau:

- Các cơ chế và chức năng hỗ trợ QoS cho mỗi phiên truyền tại thời điểm đang hỗ trợ QoS sẽ không chiếm dụng tài nguyên của các phiên truyền.

- Nên kiểm soát QoS theo cách đơn giản và tiết kiệm tài nguyên. Và tốt hơn nên sử dụng giao thức kiểm soát phiên SIP và kiến trúc NGN được đề nghị

- Kiếm soát QoS trong NGN phải đảm bảo cho cả lưu lượng không theo phiên truyền như lưu lượng web TCP.

- Hỗ trợ QoS trong mạng NGN nên độc lập với các cơ chế ở tầng dưới như

MPLS, ATM, và VLAN. Cần có một cơ chế chung để hỗ trợ QoS trong mạng IP thay vì các cơ chế tích hợp như hiện nay.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới (quality or service control in next generation networks) (Trang 71 - 73)