Trong mạng nơ-ron ART-2 giá trị ρ là một giá trị được định nghĩa từ trước. Nhưng tùy vào đặc điểm của tập mẫu mà giá trị ρ là khác nhau. Bởi vì cơ chế phân lớp ảo yêu cầu buộc phải phân lớp tách biệt được các mẫu đại diện, khi đó phải
chọn giá trị ρ là giá trị phù hợp nhất cho việc xác định chính xác phân nhóm cho mẫu cần phân nhóm, nên việc phân lớp trong cùng một tập mẫu sẽ được lặp đi lặp lại. Ví dụ cụ thể về sựđiều chỉnh giá trị ρ được chỉ ra trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Ví dụ về sựđiều chỉnh giá trị vigilance khi phân lớp dùng ART-2 Số lần thực hiện quá trình phân lớp (dùng mạng ART-2) Giá trị ρ Mẫu 1 (đại diện nhóm 1) Mẫu 2 (đại diện nhóm 2) Mẫu 3 (đại diện nhóm 3) Mẫu 4 (đại diện nhóm 4) Mẫu 5 (PUT) 1 0.85 1 1 1 2 1 2 0.934375 1 2 3 4 3 3 0.94375 1 2 3 4 0
Trong ví dụ trên, tập mẫu gồm 4 mẫu từ 1 tới 4 lần lượt đại diện cho nhóm 1 tới nhóm 4, và mẫu thứ 5 là mẫu cần phân nhóm (PUT). Tập mẫu này được thực hiện phân nhóm 3 lần, mỗi lần giá trị ρđược thay đổi:
- Trong lần phân nhóm thứ nhất với giá trị ρ=0.85 các mẫu đại diện từ 1 tới 3
đều thuộc nhóm 1 chỉ có mẫu đại diện thứ 4 thuộc nhóm 2. Như vậy việc chọn giá trị ρlà giá trị hơi thấp làm việc phân nhóm không chính xác.
- Trong lần phân nhóm thứ 2, các mẫu đại diện đều thuộc vào phân nhóm khác nhau, và cũng tìm được phân nhóm phù hợp cho PUT. Do đó ρtrong trường hợp này là phù hợp.
- Nhưng trong lần phân nhóm thứ ba, ρ=0.94375, mặc dù các mẫu đại diện
đều thuộc các phân nhóm khác nhau nhưng lại không có nhóm nào khớp với PUT (giá trị 0), do đó ρ trong trường hợp này là quá cao.
Để có thể tìm được giá trị phù hợp cho ρ với yêu cầu tối ưu số lần phân lớp, Weber và các đồng sự đã đề cử một số luật nhằm chọn giá trị ρtối ưu chỉ ra trong Bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Luật điều chỉnh giá trị vigilance (0) min 0.7;p(0)max 1.0 ρ = = ( ) ax ( ) min ( ) / 2 i i m i
ρ = ρ +ρ ;(i: là lần phân lớp thứ i cho cùng một tập mẫu) IF ρ(i-1)=”quá thấp”:ρ( )mini =ρ( 1);i− ρ( ) axi m =ρ( 1) axi− m
IF ρ(i-1)=”quá cao”:ρ( ) axi m =ρ( 1)i− ;ρ( )mini =ρ( 1)mini−
Trong đó khái niệm “quá thấp/quá cao” được định nghĩa như sau:
- Nếu ít nhất có một mẫu đại diện không thuộc bất cứ phân nhóm nào, tức là sự
phân nhóm quá nghiêm ngặt. Vì vậy giá trị ρ được chọn “quá cao”.
- Nếu hai hoặc nhiều mẫu đại diện cùng một nhóm, tức là sự phân nhóm quá lỏng lẻo. Vì vậy giá trị ρđược chọn “quá thấp”.
- Nếu tất cả các mẫu đại diện đều được gán tới các nhóm khác nhau và mẫu PUT được gán cho một trong các nhóm đó, tức là sự phân nhóm thực hiện tốt hoặc hơi lỏng lẻo. Giá trị ρcó thể “quá thấp”.
- Nếu tất cả mẫu đại diện được gán tới các nhóm khác nhau và không có nhóm nào được gán cho PUT, điều này có thể xẩy ra hai tình huống. Trong bất cứ
trường hợp nào, ρđược chọn “quá cao”:
• Có thể sự phân nhóm được thực hiện tốt, nhưng PUT hoàn toàn không tương đồng với bất cứ nhóm sẵn có nào, do đó PUT được gán cho một nhóm mới.
• Có thể sự phân nhóm được thực hiện quá nghiêm ngặt do đó PUT không thể so khớp với bất cứ nhóm sẵn có nào.