Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn trong mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 67 - 70)

của Dược sĩ Nguyễn Tấn Hải tại khoa nội hô hấp Bệnh viện Đà Nẵng [11], khi khảo sát các bệnh án có sử dụng KSĐ, các bệnh án có một loại vi khuẩn cũng chiếm tỷ lệ lớn (74,77%). Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm 1 loại vi khuẩn cao có thể cho phép sử dụng kháng sinh đơn độc mà vẫn đạt hiệu quả điều trị.

4.1.2. Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu nghiên cứu

4.1.2.1. S.pneumoniae

- S.pneumoniae phân lập được từ mẫu nghiên cứu nhạy 100% với amoxicillin/acid clavulanic, ceftazidim, imipenem, ofloxacin và vancomycin. Nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam SOAR 2010 – 2011 cũng cho kết quả tương tự: S.pneumoniae còn nhạy cảm cao với vancomycin (100%), ofloxacin (95,2%) và amoxicillin/acid clavulanic (99,7%). Nghiên cứu của Phạm Hùng Vân (2002-2005) cũng cho kết quả tỷ lệ đề kháng cuả S.pneumoniae với các flouroquinolon và amoxicillin/clavulanic khá thấp 0% đến 2% [22].

- Trong mẫu nghiên cứu, S.pneumoniae đề kháng cao nhất với erythromycin (85,7%) và penicillin (71%). Kháng với erythromycin được coi là kháng với toàn bộ macrolid. Trong nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam SOAR 2010 – 2011, S.pneumoniae cũng kháng cao với các macrolid (trên 95%). Các nghiên cứu đa trung tâm về đề kháng kháng sinh của ANSORP [46],[47],[58]; nghiên cứu của Dieter Adam [35] cũng đã ghi nhận các tỷ lệ đề kháng cao đáng lo ngại của S.pneumoniae đối với các macrolid. Trên các chủng phân lập từ lâm sàng tại Việt Nam, ANSORP đã ghi nhận có từ 62,5% đến 92,1% kháng erythromycin [23],[46],[47].

- Mức độ kháng penicillin của S.pneumoniae cũng tăng đáng kể. Một nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong 10 năm, tỷ lệ các chủng

57

(1993-1995) lên 56% (giai đoạn 1999-2002) [54]. Năm 2000-2001, Việt Nam có tỷ lệ kháng penicillin cao nhất trong 11 nước khu vực châu Á (71,4%) [58]. Theo nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam về tình hình đề kháng kháng sinh của S.pneumoniae – kết quả từ 204 chủng phân lập từ bệnh nhân Phạm

Hùng Vân và cộng sự (2002-2005) [22], có đến 80% các S.pneumoniae kháng penicillin, kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ S.pneumoniae đề kháng khá cao với macrolid: 89,7% kháng được một trong 3 macrolid thử nghiệm là erythromycin (72%), azithromycin (74%) và clarithromycin (86%).

Mức đề kháng cao như vậy của S.pneumoniae với macrolid và penicillin

giải thích tại sao hiện nay bệnh viện ít dùng macrolid và penicillin để điều trị VPMPCĐ.

Kháng penicillin cũng liên quan đến kháng kháng sinh ở các nhóm khác, bao gồm cephalosporin, macrolid, tetracyclin và trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMZ) [60]. Nghiên cứu của GARP (2009) cũng cho thấy 75% phế cầu khuẩn kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh trở lên [34].

Như vậy, tỷ lệ kháng kháng sinh của S.pneumoniae đang ngày càng cao, do đó trong quá trình điều trị cần thường xuyên cập nhật thông tin về đề kháng kháng sinh, nhất là từ phòng vi sinh của bệnh viện.

4.1.2.2. K.pneumoniae

-Trong nghiên cứu của chúng tôi, K.pneumoniae kháng mạnh với ampicillin (83,3%), tetracyclin (75%) và chloramphenicol (57,1%), nhạy 100% với piperacillin/tazobactam, imipenem và ertapenem.

- K.pneumoniae vẫn nhạy cảm cao với các cephalosporin thế hệ 3,4; với

flouroquinolon và aminosid. Vì vậy, trong những trường hợp viêm phổi nặng, nghi nhiễm K.pneumoniae thì phác đồ điều trị thành công là C3G kết hợp với aminosid hoặc flouroquinolon.

58

Mặc dù K.pneumoniae vẫn nhạy cảm cao với các cephalosporin thế hệ 3, tuy vậy, sự đề kháng đã tăng lên với ceftriaxon (42,9%), cefotaxim (33,3%).

-Theo đánh giá của Phạm Hùng Vân (2009) [23], tỷ lệ đề kháng các KS của K. pneumoniae ở Việt Nam cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi: Tỷ lệ K.pneumoniae kháng với imipenem và ertapenem chỉ là 1% và 2%. K.pneumoniae kháng mạnh với ampicillin (98%), tetracyclin (64%) và chloramphenicol (60%).Tuy nhiên, tỷ lệ kháng các cephalosporin thế hệ 3 lại cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi: ceftriaxon (72%), cefotaxim (69%), ceftazidim (45%). Tỷ lệ kháng gentamicin (72%) cũng cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (33,3%). Điều này có thể do nghiên cứu của Phạm Hùng Vân tiến hành ở những bệnh viện tuyến trên, những kháng sinh này đã được sử dụng nhiều và sớm hơn tại bệnh viện Quảng Trị. Điều này giải thích tại sao trong mẫu nghiên cứu vẫn dùng nhiều các kháng sinh này và vẫn đạt hiệu quả tốt.

4.1.2.3. P.aeruginosa

- P.aeruginosa kháng mạnh với amoxicillin/clavulanic (87,5%), cefuroxim (85,7%), chloramphenicol (80%), tetracyclin (71,4%). So sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm Hùng Vân [23], P.aeruginosa cũng kháng mạnh với các kháng sinh này và tỷ lệ còn cao hơn: amoxicillin/clavulanic (93%), cefuroxim (94%), chloramphenicol (90%). Điều này cho thấy không nên lựa chọn những kháng sinh này cho P.aeruginosa.

- P.aeruginosa nhạy với imipenem (100%) và cefoperazon/sulbactam

(75%) khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Hùng Vân [23], tỷ lệ đề kháng của P.aeruginosa với Imipenem và cefoperazon/sulbactam lần lượt là 10% và 23%. Với mức nhạy như trên thì đây là những kháng sinh có thể lựa chọn để điều trị P.aeruginosa.

59

- P.aeruginosa chưa kháng cao với cefepim (28,6%), amikacin (28,6%) và levofloxacin (16,7%). Tỷ lệ kháng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Hùng Vân: với cefepim 42%, amikacin 47% và levofloxacin 56%) [23]. Điều này có thể do Bệnh viện Quảng Trị không dùng những kháng sinh này thường xuyên như ở các bệnh viện trong nghiên cứu của Phạm Hùng Vân. Theo tỷ lệ kháng trên thì những kháng sinh này vẫn có thể dùng để điều trị P.aeruginosa.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)