Bàn luận về danh mục các kháng sinh sử dụng điều trị

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 70 - 71)

Toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán VPMPCĐ trong mẫu nghiên cứu đều được chỉ định kháng sinh ngay từ đầu. Có tất cả15 kháng sinh (xét theo hoạt chất) được chỉ định ban đầu với tổng số lượt chỉ định là 267 lượt.

Kháng sinh nhóm β-lactam được sử dụng nhiều nhất, chiếm 55,4% số lượt chỉ định, trong đó chủ yếu C3G (36,3%). Theo như kết quả phân lập vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu cũng như nhiều nghiên cứu khác đã bàn luận trên đây thì số vi khuẩn Gram (-) phân lập được chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn vi khuẩn Gram (+). Điều này phần nào giải thích cho việc sử dụng một tỷ lệ lớn C3G là có cơ sở.Tuy nhiên về lâu dài, nếu sử dụng nhiều cephalosporin trên lâm sàng sẽ không có lợi, bởi vì sử dụng nhiều như vậy sẽ dẫn tới gia tăng mức độ đề kháng và giảm hiệu lực của nhóm KS này.

Nhóm aminosid được sử dụng với 25,1% số lượt chỉ định, gentamicin được dùng nhiều hơn amikacin, điều này có thể do mức độ độc cho thận của gentamicin thấp hơn amikacin [55], hơn nữa giá thành của gentamicin lại rẻ hơn mà hiệu quả vẫn còn tốt.

Nhóm fluoroquinolon được sử dụng với 11,6% số lượt chỉ định, trong đó levofloxacin được sử dụng chủ yếu. FQ có phổ kháng khuẩn rộng, tác động

60

mạnh trên vi khuẩn Gram (-) ưa khí, bao gồm cả P.aeruginosa. FQ được dùng chủ yếu là levofloxacin vì so với ciprofloxacin và ofloxacin, levofloxacin có các ưu điểm: chỉ cần đưa thuốc 1 lần trong ngày cả đường uống lẫn tiêm truyền IV, phổ tác dụng của levofloxacin mở rộng trên vi khuẩn Gram (+) hiếu khí, bao gồm cả cầu khuẩn kháng thuốc. Levofloxacin xâm nhập tốt vào mô phổi và dịch phế quản. Vì vậy, levofloxacin còn được gọi là FQ hô hấp [59].

Nhóm macrolid không được sử dụng nhiều ,chỉ 6% số lượt chỉ định, lý do chính liên quan đến sự đề kháng đang tăng lên của vi khuẩn với nhóm kháng sinh này, đặc biệt là S.pneumoniae [23],[35],[46],[47],[48]. Một lý do

khác là do hầu hết các bệnh nhân nhập viện với bệnh viêm phổi nên được bắt đầu bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch [30], nhưng trong danh mục thuốc hiện dùng của bệnh viện, nhóm macrolid chỉ có thuốc dạng viên, bệnh nặng lại chiếm phần lớn, việc dùng thuốc dạng viên sẽ khó đáp ứng điều trị.

Nhóm nitroimidazol chỉ có 5 lượt chỉ định, chiếm 3.3% là tương ứng với 5 trường hợp bệnh nhân bị áp-xe phổi cần dùng kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn kỵ khí.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)